Cơ cấu lái cơ khí; b Cơ cấu lái có trợ lực; c Cơ cấu lái sử dụng xilanh thuỷ lực

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP potx (Trang 105 - 107)

* Hệ thống lái có trợ lực thuỷ lực

Hoạt động của hệ thống lái như sau: khi không tác động vào vành tay lái, trục vít vô tận 13 (hình 2.20) nằm ở vị trí giữa, đồng thời ngăn kéo 7 cũng bị hãm ở vị

trí giữa do các con chạy 5 và lò xo làm thông mạch dầu đẩy với ống thoát. Dầu từ

bơm chảy về thùng chứa (chính là thân chứa hệ thống thuỷ lực) theo mạch thoát.

Đường dầu dẫn tới xilanh lực từ hộp phân phối bị gờ ngăn kéo đóng kín. Khi quay vòng tay lái để thay đổi hướng chuyển động của máy kéo. Ví dụ: quay về bên trái. Lúc này trục vít vô tận

13 quay tựa vào cung răng 15 và truyền một lực cho trục quay 16. Do đó trên trục vít 13 tạo nên một phản lực ngược lại có khuynh hướng đẩy nó dọc trục. Khi lực này vừa mới vượt quá lực căng của các lò xo giữ ở các con chạy 5 đặt giữa hai vòng đệm tựa của ngăn kéo 7, trục vít vô tận sẽ xê dịch dọc trục về phía sau một ít cùng với ngăn kéo 7. Trường hợp này rãnh vòng của

ngăn kéo 7 trùng với rãnh của hộp phân phối và đầu qua rãnh, ống dẫn dầu vào khoang trước của xilanh lực. Khi đó khoang sau của ống dẫn và ngăn kéo thông với l(uul thoát và ống thoát. Dầu đi vào xilanh tác dụng lên piston 3, piston bịđẩy về phía sau qua thanh răng 16 và cung răng 15, truyền một lực cho trục đứng, làm quay trục đứng về bên trái. Thanh lái giữa qua các thanh kẻo làm xoay bánh hướng dẫn của máy kéo về bên trái. Khi quay vành tay lái về bên phải, ngăn kéo 7 bị đẩy về phía trước và dầu đi vào khoang sau của xilanh đẩy piston 3 về phía trước và làm quay bánh hướng dẫn về bên phải. Khi thôi tác động vào vành tay lái, ngăn kéo 7 dưới tác động của các lò xo, các con chạy 5 sẽ trở về vị trí ban đầu, mạch dầu đẩy thông với ống thoát và bộ phận lái thuỷ lực ngừng tác dụng.

3.2. Hệ thống phanh trên ôtô máy kéo

3.2.1. Nhiệm vụ - Phân loại

3.2.1.1. Nhiệm vụ: phanh có nhiệm vụ làm giảm tốc độ di chuyển của xe khi gặp chướng ngại vật đột ngột. Riêng đối với máy kéo thì 2 phanh nối với bàn đạp riêng nên có chức năng hỗ trợ cho quá trình quay vòng, với máy kéo bánh lốp phanh có thêm chức năng hỗ trợ xe vượt vũng lầy. Ngoài ra phanh còn có khả

năng để cho xe đứng trên dốc khi động cơ không làm việc và xe không có số. Với máy kéo xích có thêm phanh hãm trục ly hơn để hỗ trợ cho quá trình ra vào số khi xe đổi hướng chuyển động.

3.2.1.2. Phân loại

Theo bộ phận làm việc chính ta có: - Phanh dải (đơn, hai chiều, tuỳđộng). - Phanh guốc.

- Phanh đĩa (một đĩa, nhiều đĩa).

Theo hệ thống truyền lực đến cơ cấu phanh có: - Phanh truyền lực và điều khiển bằng cơ khí. - Phanh truyền lực và điều khiển bằng dầu. - Phanh truyền lực và điều khiển bằng hơi.

Ngoài ra còn có hệ thống phanh điều khiển bằng điện (phanh ABS).

3.2.2. Cấu tạo - hoạt động của một số loại phanh hãm

3.2.2.1. Phanh dải

Kết cấu của phanh dải bao gồm hệ thống chủ động là trống phanh, trống phi nít sẽ lắp cứng với các bánh xe hoặc lắp cứng với các bán trục, trong khi làm việc thì trống phanh quay đồng bộ với bánh xe. Dải phanh bao gồm phần xương bằng

lá thép mỏng uốn tròn theo hình dạng của trống phanh, trên dải phanh có dán một lớp vật liệu có hệ số ma sát lớn và có khả năng chịu được mài mòn khi làm việc (vải bố hoặc gỗ nhíp). Một đầu của dải phanh được lắp cứng với giá đỡ, một đầu

được lắp với thanh kẻo (phanh dải một chiều) hoặc cả hai đầu được lắp với thanh kẻo (phanh hai chiều và phanh tuỳ động), thanh kẻo nối với bàn đạp hoặc tay phanh. Khi đạp hoặc kẻo phanh thanh kẻo kẻo dải phanh để dải phanh bó lấy trống phanh tạo nên lực ma sát làm giảm số vòng quay của trống phanh. Đối với phanh dải một chiều do chỉ kẻo một đầu dải phanh nên chỉ phanh được theo một chiều (chiều quay của trống phanh thuận với chiều kẻo dải phanh) khi chiều quay của trống phanh ngược với chiều kẻo dải phanh thì ta không siết được dải phanh nên không phanh được Với phanh hai chiều thì có thể phanh được khi trống quay với các chiều khác nhau tuy nhiên loại phanh này thường bị bó cứng không nhả khi không phanh nữa và phanh bị giật. Với phanh dải tuỳ động thì khi phanh với các chiều quay khác nhau một đầu của dải phanh sẽ tỳ vào giá đỡ, đầu còn lại xiết vào trống theo thanh kẻo do vậy phanh không bị bó cứng và không bị giật.

Hình 2.21. Sơđồ cấu tạo của một số loại phanh dải

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP potx (Trang 105 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)