Sơ đồ hệ thống truyền lực

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP potx (Trang 91 - 93)

2. SƠ ĐỒ VÀ CẤU TẠO CÁC BỘ PHẬN CỦA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC 1 Nhiệm vụ phân loạ

2.2. Sơ đồ hệ thống truyền lực

Trong phạm vi chương trình chỉ trình bày các dạng hệ thống truyền lực dạng cơ khí.

Hệ thống truyền lực bằng cơ khí có 3 dạng đặc trưng là hệ thống truyền lực của mô, của máy kéo bánh lốp và của máy kéo xích. Sơđồ hệ thống được vẽ như

sau:

Nhiệm vụ của các bộ phận chính:

- Ly hợp chính: có nhiệm vụ ngắt nối mômen quay từ động cơđến hộp số để

xe có khả năng ra vào số cho phép xe có khả năng khởi hành.

Ly hợp có khả năng giúp cho xe đứng tại chỗ trong thời gian ngắn khi động cơ làm việc và xe có số. Ngoài ra bộ ly hợp chính có nhiệm vụ bảo vệ các chi tiết của hệ thống truyền lực ở phía sau.

- Hộp số: có nhiệm vụ thay đổi tỷ số truyền mômen quay từđộng cơđến bánh chủ động, thay đổi mặt phẳng tác động của mômen quay, thay đổi chiều tác động của mômen quay để xe có khả năng thay đổi tốc độ di chuyển, thay đổi hướng chuyển động, cho phép xe đứng tại chỗ khi động cơđang làm việc.

- Phanh dừng: giúp cho xe đỗở trên dốc khi động cơ không làm việc hoặc có làm việc khi xe không có số (đối với máy kéo nói chung sẽ có bộ phận hãm cứng phanh hãm chính, nên không có thiết kế phanh dừng riêng).

- Bộ truyền các đăng: có nhiệm vụ truyền và bảo toàn mômen quay giữa các trục nằm trên các mặt phẳng khác nhau, khoảng cách giữa các mặt phẳng này thay

đổi theo thời gian.

- Cặp bánh răng truyền lúc trung ương: có nhiệm vụ truyền mômen quay làm tăng trị số của mômen quay, thay đổi mặt phẳng tác động của mômen quay làm giảm số vòng quay.

- Hộp vi sai: có nhiệm vụ là tựđộng điều chỉnh tốc độ của 2 bánh chủ động theo sức cản trên mặt đường để xe có thể di chuyển thẳng trên địa hình phức tạp và cho phép xe có khả năng quay vòng.

- Phanh hãm: có nhiệm vụ làm giảm tốc độ di chuyển của xe khi gặp chướng ngại vật đột ngột. Riêng đối với máy kéo thì 2 phanh nối với bàn đạp riêng nên có chức năng hỗ trợ cho quá trình quay vòng, với máy kéo bánh lốp phanh có thêm

chức năng hỗ trợ xe vượt vũng lầy.

- Cặp bánh răng truyền lực cuối cùng: có nhiệm vụ làm giảm số vòng quay, tăng mômen quay truyền đến bánh chủđộng chỉ có trên các loại máy kéo.

- Khớp nôi trung gian: có nhiệm vụ truyền và bảo toàn mômen quay giữa các trục không đồng tâm.

- Phanh hãm trục ly hợp: phanh này nối với bàn đạp ly hợp có nhiệm vụ giảm số vòng quay của trục ly hơn khi ngắt ly hơn để xe có khả năng ra vào số khi đổi hướng chuyển động (chỉ có trong các loại máy kéo).

- Ly hợp chuyển hướng: có nhiệm vụ ngắt hoặc nối mômen quay đến từng dải xích hoặc bánh chủđộng để xe có thể thay đổi hướng chuyển động.

- Bánh xe: tạo nên lực bám để xe di chuyển trên đường cung như khi làm việc.

2.3. Ly hợp

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH CƠ KHÍ NÔNG NGHIỆP potx (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)