* Cụm bơm áp suất thấp: có nhiệm vụ cung cấp lượng nhiên liệu nhất định với áp suất (P) = 3 - 4kg/cm2đủđể thắng sức cản trên bình lọc tinh.
* Bơm tay: có nhiệm vụ bơm nhiên liệu lên bình lọc tinh khi động cơ chưa làm việc.
* Bình lọc tinh và van xả khí: có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất có kích thước nhỏ có ở trong nhiên liệu để tránh làm kẹt bơm cao áp và kim phun khi làm việc. Thông thường bình lọc tinh có 2 ngăn làm việc độc lập giữa 2 ngăn có một khoá 3 ngả có thể cho từng ngăn hoạt động ngăn còn lại để sửa chữa hoặc thay thế khi cần thiết.
- Van xả khí có nhiệm vụ xả không khí có trong hệ thống trước khi cho động cơ làm việc.
* Cụm bơm cao áp: có nhiệm vụ bơm nhiên liệu với 1 áp suất cao trong khoảng 110 - 180 kg/cm2 để cung cấp cho các xilanh lượng hỗn hợp đất phù hợp với chế độ làm việc của mỗi động cơ vào các thời điểm nhất định theo trật tự làm việc của động cơ.
* Bộ điều tốc: có nhiệm vụ tự động điều chỉnh sự làm việc của các bơm cao áp nhằm duy trì chếđộ làm việc của động cơ.
* Kim phun: có nhiệm vụ phun tơi nhiên liệu vào trong buồng đất dưới dạng sương mù để nhiên liệu bốc hơi, hoà trộn với không khí tạo thành hỗn hợp đất.
4.2.2. Hệ thống cung cấp nhiên liệu kiểu bơm cấp nhiên liệu kiểu bơm phân phối Hệ thống cung cấp nhiên liệu kiểu bơm phân phối sử dụng một bơm cao áp có một xilanh và hai piston bơm tự d0, nhiên liệu cao áp được phân phối nhờ
một rô to quay. Bơm cao áp loại này thích hợp cho loại động cơ điêzen cao tốc vì có các mi điểm sau: - Kết cấu bơm đơn giản không có vòng bi, bánh răng. Số chi tiết di động chủ yếu của bơm không tăng theo số xilanh của động cơ.
1. Thùng nhiên liệu; 2. Bơm tiếp vận; 3. Lọc thô; 4. Van điều áp; 5. Bơm chuyển vân; 6. Van phân lượng; 7. Cần gia tốc; 8. Rôto; 5. Bơm chuyển vân; 6. Van phân lượng; 7. Cần gia tốc; 8. Rôto; 9. Đáy đẩu; 10. Piston bơm; 11. Cam vòng; 12. Trục dẫn động; 13. Lỗ phân phối trên rôto; 14. Kim phun.