5. HỆ THỐNG BÔI TRƠN 1 Nhiệm vụ phân loạ
5.3.2. Bình lọc thô
Có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất cơ học có trong dầu nhờn để cung cấp đến cho các mạch bôi trơn và cung cấp dầu đến bình lọc tinh.
Các phần tử lọc của bình lọc thô được chế tạo dạng lưới, khe hở tấm hoặc khe hở cuộn, còn bình lọc tinh là chuồn, giấy phối với chất hấp thụ. Bình lọc thô giữ
các tạp chất cơ học kích thước 0,07mm còn bình lọc tinh 0,02mm. Bình lọc thô thường dùng loại bình lọc có lõi giấy. Theo kết cấu có thể chia lọc đầu thành các loại: bầu lọc cơ khí, bầu lọc ly tâm và báu lọc từ tính.
5.3.2.1. Bầu lọc cơ khí (bầu lọc thấm)
Bầu lọc thấm được dùng rất rộng rãi cho động cơ đất trong. Nguyên lý của bầu lọc thấm như sau: dầu có áp suất cao chui qua (thấm qua) các khe hở nhỏ của phần tử lọc. Các tạp chất có kích thước lớn hơn kích thước khe hở sẽđược giữ lại. Vì vậy dầu được lọc sạch. Bầu lọc thấm có nhiều kết cấu bầu lọc khác nhau.
* Bầu tội thấm dùng tưới tọp bằng đồng: thường dùng trên động cơ tàu thuỷ
và động cơ tĩnh tại. Lõi lọc gồm các khung lọc 5 bọc bằng lưới đồng ép sát trên trục của bầu lọc. Lưới đồng đã rất
dày có thể lọc được tạp chất có kích thước 0,1- 0,2 mm.
* Bầu lọc thâm dùng tấm kim loại: cấu tạo có lõi lọc gồm các phiến kim loại dập (dày khoảng 0,3- 0,35mm) và 7 sắp xếp xen kẽ nhau tạo thành khe lọc có chiều dày của phiến cách 7 (khoảng 0,07- 0,08mm). Các phiến gạt cặn 6 có
cùng chiều dày với phiến cách 7 và được lắp với nhau trên một trục cố định trên nắp bầu lọc Các tấm 5 và 7 được lắp trên trục 8 có tiết diện vuông và có tay vặn nên có thể xoay được. Dầu bẩn theo đường dầu vào 4 vào bầu lọc, đi qua khe hở
ra 2 đi bôi trơn. Khi xoay tay vặn của trục 8, lõi lọc quay theo nên các phiến gạt 6 sẽ gạt cặn bẩn bám bên ngoài lõi lọc tránh cho lọc bị tắc.
Hai loại bầu lọc trên thường được dùng làm bầu lọc thô. Sau một thời gian sử
dụng do nhà sản xuất quy định nó, các phần tử lọc được bảo dưỡng và dùng lại.