0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Cơ chế quản lý của KCX,KCN Tp.HCM 1 Cơ chế “ Một cửa, tại chỗ “

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2015 (Trang 27 -28 )

2.1.2.1. Cơ chế “ Một cửa, tại chỗ “

Với Quyết định của Thủ t ướng Chính phủ tại các cơng văn số 433/KTDN ngày 27/10/1992 và số 22/TB ngày 04/02/1993 đã mở đầu cho việc hình thành cơ chế quản lý mới, đĩ là cơ chế ủy quyền để Ban quản lý giải quyết nhanh chĩng các thủ tục về đầu tư và các lĩnh vực quản lý khác. Đây là lần đầu tiên trong phạm vi cả nước, Thủ tướng đã giao cho cơ quan quản lý đặc thù ở địa phương con dấu quốc huy và chỉ đạo các Bộ ủy quyền cho Ban quản lý để xử lý tại chỗ những vần đề phát sinh tại KCX. Trong 15 năm qua, Ban quản lý đã thực hiện cĩ hiệu quả tốt cơ chế quản lý “Một cửa, tại chỗ”, chứng minh trong thực tiễn một chủ trương phù hợp của mơ hình quản lý mới này.

Cơ chế “Một cửa, tại chỗ” gĩp phần đổi mới c ơ chế quản lý trên tất cả các lĩnh vực đầu tư, thương mại, xây dựng, mơi trường, lao động, giải quyết các thủ tục một cách nhanh chĩng, tiện lợi, l àm thay đổi phong cách quản lý ngày càng tiên tiến hơn, hiện đại hơn, đảm bảo tập trung thống nhất đầu mối trong quản lý, hồn thiện cung cách phục vụ đã tạo được lịng tin cho nhà đầu tư. Để thực hiện cơ chế “Một cửa, tại chỗ” Ban quản lý đã được sự ủy quyền phân cấp của các Bộ ngành như sau:

- Về ủy quyền: Ban quản lý là một cấp giải quyết trực tiếp phần lớn các vấn đề cơ bản nảy sinh trong các KCX-KCN. Để đảm bảo Ban quản lý cĩ đủ quyền hạn cần thiết, các Bộ ngành và UBND Thành phố đã ủy quyền cho Ban quản lý trong từng lĩnh vực cụ thể như quản lý đầu tư, xây dựng, xuất nhập khẩu, tài chính, mơi trường, lao động . . .

- Về phân cấp: theo Luật đầu t ư năm 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006, Ban quản lý được phân cấp mạnh trong việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư cũng như quản lý hoạt động đầu tư, Chính phủ chỉ chấp thuận về nguyên tắc đối với một số dự án quan trọng ch ưa cĩ trong quy hoạch hoặc chưa quy hoạch.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, mơ hình quản lý các doanh nghiệp dưới nhiều đầu mối. Vì vậy, dẫn đến tình trạng thiếu tập trung thống nhất nên hiệu quả quản lý ở một số lĩnh vực ch ưa cao. Cơ chế “Một cửa, tại chỗ” ở đây chưa rõ ràng, chưa được ủy quyền các chức năng nh ư thanh tra, xử phạt, thống kê nên cũng gặp hạn chế trong quản lý.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHO CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ĐẾN NĂM 2015 (Trang 27 -28 )

×