Đặc điểm sản xuất – kinh doanh của Hioda Motors

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại Công ty Hioda Motors (Trang 32 - 35)

2.1.2.1. Đặc điểm chung

Hioda Motors đợc thành lập trong bối cảnh ngành công nghiệp sản xuất xe máy Việt Nam đã có sự phát triển ngày càng cao. Vì thế, công ty phải không ngừng cải tiến quy trình sản xuất, tìm các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý, giảm giá thành sản phẩm để có thể đứng vững trên thị trờng biến động và cạnh tranh không ngừng. Hiện nay thị trờng, sản phẩm dịch vụ, khách hàng của Hioda Motors có một số đặc điểm cơ bản là:

Về thị tr ờng : Thị trờng hiện nay của Hioda Motors là ngời tiêu dùng có thu nhập trung bình và khá. Công ty đang dần tạo lập thơng hiệu của mình, tuy nhiên để có thể trở thành một trong những công ty hàng đầu về sản xuất xe máy tại Việt Nam còn cần thêm nhiều thời gian. Đồng thời, công ty cũng xuất khẩu các sản phẩm của mình ra một số nớc, đặc biệt là những nơi có nhu cầu cao nh khu vực Đông Nam á (nh Philipin, Myanma, Lào...). Lợng sản phẩm xuất khẩu trong năm 2004 theo kế hoạch là 7.500 chiếc tơng đơng với khoảng 4 triệu Đô la Mỹ (năm 2003 là 5.200 chiếc tơng đơng với khoảng 2.8 triệu Đô la Mỹ).

Các sản phẩm và dịch vụ: Sản phẩm chủ đạo của công ty là xe máy với hai dòng xe hớng tới đối tợng thanh niên trẻ là Rubi và Karla và gần đây là hai dòng cải tiến Rubi4U và Karla9. Đồng thời, phụ tùng xe máy thơng hiệu Hioda Motors cũng đợc sản xuất và phân phối kèm hoặc độc lập với sản phẩm xe máy. Dịch vụ hậu mãi u đãi cho khách hàng bao gồm kiểm tra xe miễn phí (hai lần kiểm tra miễn phí cho 12.000 km đầu tiên hoặc cho một năm sử dụng) và bảo hành cho những hỏng hóc hoặc trục trặc về kĩ thuật (trong vòng hai năm kể từ khi mua).

Khách hàng: Khách hàng chủ yếu của Hioda Motors là các đại lý ủy quyền của Hioda Motors. Các đại lý này phải trả tiền đầy đủ cho công ty trớc khi công ty bán sản phẩm cho họ. Để có thể mua phụ tùng xe máy do Hioda Motors sản xuất, các đại lý phải đặt cọc một khoản tiền nhất định nh sự đảm bảo cho việc chi trả. Điều này nhằm đảm bảo không có các khoản nợ nào có liên quan đến việc phân phối và tiêu thụ giữa hãng và các đại lý. Cho đến nay, Hioda Motors đã có khoảng 50 đại lý trên cả nớc.

Nhà cung cấp và các bên liên quan khác: Các nhà cung cấp chính bao gồm: Công ty xe máy Đông Tây (nhà đầu t và cung cấp nguyên vật liệu thô - 33

thành phần nhập khẩu); Công ty xe máy Hioda Motors Trung Quốc (cung cấp nguyên vật liệu thô nhập khẩu); Tập đoàn Hioda Motors (nhà đầu t, hỗ trợ kĩ thuật); Các nhà cung cấp trong nớc (cung cấp đầu vào trong nớc, nguyên vật liệu và các dịch vụ có liên quan). Các ngân hàng giao dịch chủ yếu: ABN AMRO Bank (tiền gửi không kì hạn và mua Đô la Mỹ); Ngân hàng Tokyo Mitsubishi (hoạt động bán hàng và tiền gửi không kì hạn); Vietcombank (chi trả tiền mặt); Fuji Bank (mua Đô la Mỹ và Yên Nhật).

2.1.2.2. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp Cơ sở lập các báo cáo tài chính

Các báo cáo tài chính đợc trình bày bằng Đô la Mỹ đợc lập theo luật pháp và các quy định về kế toán của Việt Nam. Mục đích của các báo cáo tài chính này nhằm phản ánh tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và các luồng lu chuyển tiền tệ theo các nguyên tắc và thông lệ kế toán phổ biến tại Việt Nam. Các báo cáo tài chính đợc lập trên cơ sở giá gốc. Công ty áp dụng nhất quán các chính sách kế toán trong năm và nhất quán với các chính sách kế toán áp dụng trong năm trớc.

Năm tài chính

Năm tài chính của Hioda Motors bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 đến ngày 31 tháng 12 theo công văn phê duyệt số 643 TC/CĐKT ngày 17 tháng 1 năm 2003 của Bộ tài chính.

Đơn vị tiền tệ dùng trong ghi sổ kế toán là Đô la Mỹ.

Phơng pháp hạch toán hàng tồn kho

Công ty áp dụng phơng pháp kê khai thờng xuyên để hạch toán hàng tồn kho. Hàng tồn kho đợc phản ánh theo giá gốc trừ dự phòng giảm giá và dự phòng cho hàng lỗi thời. Dự phòng giảm giá và dự phòng cho hàng lỗi thời đợc lập dựa vào đánh giá của Ban giám đốc về giá bán ớc tính của hàng tồn kho trừ đi các khoản chi phí liên quan ớc tính để hoàn thành sản phẩm và cả chi phí bán hàng ớc tính. Giá gốc đợc tính theo phơng pháp nhập trớc-xuất trớc (FIFO) và bao gồm tất cả các chi phí liên quan phát sinh để có đợc hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái 34

hiện tại. Đối với thành phẩm và sản phẩm dở dang, giá gốc bao gồm chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp và các chi phí sản xuất chung đã đợc phân bổ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho tại Công ty Hioda Motors (Trang 32 - 35)