Giới thiệu sơ lược về rủi ro tỷ giá với một ngân hàng 1 Rủi ro tỷ giá của một ngân hàng

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tỷ giá tại vpbank – chi nhánh đông anh (Trang 27 - 29)

2.2.1 Rủi ro tỷ giá của một ngân hàng

Như chúng ta đã biết có hai nguyên nhân chính gây nên rủi ro ngoại hối: Thứ nhất, các ngân hàng giao dịch các hợp đồng tiền nước ngoài nhằm phục vụ cho cho khách hàng và cho chính bản thân mình;

Thứ hai, các ngân hàng đầu tư vào vào tài sản có và huy động vốn bằng các ngoại tệ.

Cả hai nguyên nhân này tạo ra một xu hướng trạng thái ngoại hối ròng (trường hay đoản) trong mua bán ngoại hối và trong cơ cấu tài sản bằng ngoại tệ. Chúng ta sẽ thấy rằng, nếu tỷ giá biến động càng mạnh thì rủi ro ngoại hối càng lớn. Một trạng thái ngoại hối dương là trạng thái ngoại hối trường ròng với một loại ngoại tệ (Tức là tài sản nợ bằng ngoại hối nhiều hơn tài sản có bằng ngoại hối đối với một loại ngoại tệ) và khi trạng thái ngoại hối là trường ròng thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro ngoại hối khi đồng tiền đó giảm giá so với đồng nội tệ. Và tương tự chúng ta sẽ có một trạng thái ngoại hối âm là trạng thái ngoại hối đoản ròng đối với một loại ngoại tệ, và khi mà trạng thái ngoại hối của một đồng tiền là đoản ròng thì, thì ngân hàng phải đối mặt với rủi ro ngoại hối khi đồng tiền đó lên giá so với đồng bản tệ. Như vậy, khi trạng thái ngoại hối của một ngoại tệ là khác 0 thì ngân hàng luôn luôn phải đối phó với với rủi ro ngoại hối, khi tỷ giá của ngoại tệ biến động so với đồng bản tệ.

Trong môi trường toàn cầu hóa tài chính – ngân hàng, các nhà quản trị ngân hàng ngày càng phải đối mặt với vấn đề rủi ro ngoại hối nhiều hơn. Những

rủi ro này có thể phát sinh thông qua các hoạt động giao dịch ngoại hối; cho vay bằng ngoại tệ (ví dụ như cho vay bằng ngoại tệ USD); mua các chứng khoán được phát hành bằng ngoại tệ (ví dụ như mua trái phiếu của chính phủ Mỹ, trái phiếu Châu Âu…); hoặc là phát hành các chứng khoán nợ bằng ngoại tệ để duy trì vốn (ví dụ như phát hành các trái phiếu, kì phiếu bằng ngoại tệ)

2.2.2 Tác động của rủi ro tỷ giá với một ngân hàng

Như phần trên đã trình bày, khi mà một ngân hàng đang có trạng thái ngoại hối trường (đoản) với một loại ngoại tệ thì ngân hàng đó đang phải đối mặt với rủi ro ngoại hối. Tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp ngân hàng có trạng thái ngoại hối đối với một loại ngoại tệ nào đó là trường (đoản), thì rủi ro ngoại hối còn phụ thuộc vào hướng và mức độ biến động của tỷ giá hối đoái, tức là:

Lãi/lỗ đối với ngoại tệ i = (trạng thái ngoại hối ròng/đoản của ngoại tệ i) x (mức biến động của ngoại tệ i).

Như vậy ta có thể thấy một ngân hàng có thể điều chỉnh được trạng thái ngoại hối của mình. Nhưng lại không thể điều chỉnh được tỷ giá của một loại ngoại tệ. Bởi nhân tố chính xác định sự vận động của tỷ giá lại chính là các lực lượng kinh tế, nạn đầu cơ thì không ổn định. Chính vì thế mà các ngân hàng luôn đứng trước rủi ro về tỷ giá. Nhất là trong điều kiện Việt Nam chúng ta đã tham gia vào WTO. Thì việc hội nhập sâu, hôi nhập chủ động trong lĩnh vực ngân hàng càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Chính điều này đòi hỏi các nhà quản lý ngân hàng cần có chính sách điều hành, thực hiện việc phòng chống rủi ro về tỷ giá thật tốt. Đòi hỏi các nhà quản lý cần phải thường xuyên trau dồi các kiến thức mới. Để có thể ứng phó nhanh nhất với những biến động của tỷ giá, hay có thể phán đoán chiều hướng của tỷ giá, từ đó mà đưa ra các quyết định chính xác nhất, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng của mình. Có như vậy thì ngân hàng của mình mới có thể phát triển nhanh, mạnh và bền vững.

Như phần trên đã nói, rủi ro tỷ giá được cấu thành do hai hoạt động: Mua bán ngoại hối và hoạt động trên tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ. Chính vì thế mà chúng ta sẽ xem xét hai yếu tố cấu thành rủi ro tỷ giá đối với một NHTM là mua bán ngoại hối và hoạt động trên tài sản có và tài sản nợ bằng ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tỷ giá tại vpbank – chi nhánh đông anh (Trang 27 - 29)