Biến động tỷ giá USD/VND

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tỷ giá tại vpbank – chi nhánh đông anh (Trang 43 - 45)

- Giao dịch quyền chọn (Option) Giao dịch tương lai (Furture)

A, Biến động tỷ giá USD/VND

Qua biểu đồ 2.4 chúng ta có thể thấy tỷ giá USD/VND trong thời gian vừa qua luôn có xu hướng đi lên. Điều này cần đặt ra nhiều vấn đề về chính sách tiền tệ của Việt Nam. Và chúng ta có thể thấy trong khoảng thời gian cuối năm 2009 thì tỷ giá USD/VND đã có sự biến động mạnh mẽ về tỷ giá. Khi mà tỷ giá ngoài hệ thống NHTM đã tăng lên đến mức trên 19.750 tuy nhiên thì ngay sau đó tỷ giá đã giảm xuống, và tiếp tục xung quanh mức tỷ giá là 19.100.

Biểu đồ 2.4: Tỷ giá giao dịch USD/VND giai đoạn 2008 - 2010

Nguồn: Tạp chí tài chính quý 1 năm 2010

Theo thông tin được biết thì những ngày tháng 4 này tỷ giá USD/VND đang có xu hướng giảm xuống chỉ còn 18.970. Và nguyên nhân chính là do:

Thị trường Mỹ đón nhận nhiều thông tin trái chiều khiến xu hướng biến động của đồng tiền này không thực sự rõ ràng. Doanh số nhà chờ bán trong tháng 1/2010 đã bất ngờ giảm 7,6 %, xuống mức thấp nhất trong vòng 10 tháng qua là một trong những nguyên nhân khiến thị trường bất an. Thêm vào đó, hiệp hội địa ốc Mỹ công bố chỉ số hợp đồng mua nhà tháng 1/2010 giảm 7,6% so với tháng 12/2009, số lượng hợp đồng bán nhà rơi xuống thấp nhất kể

từ tháng 4/2009. Thị trường bất động sản vốn được coi là nơi khởi nguồn của cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, do đó, những biến động trên thị trường này thường có tác động không nhỏ tới tâm lý của các nhà đầu tư. Bên cạnh đó, chỉ số về việc làm cũng là thước đo sự thành bại của các chính sách hỗ trợ kinh tế của chính phủ Mỹ. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 2 có thể tăng lên mức 9,8% từ mức 9,7% của tháng 1/2010 do nhiều công ty bị thiệt hại trong trận bão tuyết vừa qua đã sa thải thêm nhiều nhân viên nhằm tiết kiệm chi phí. Do đó, mặc dù một số thông tin tốt cũng đã được công bố trong tuần như lượng đơn hàng sản xuất đã tăng 1,7% trong tháng 1, năng suất tại khu vực phi nông nghiệp tăng 6,9%/năm trong quý 4/2009,... song trong khi thông tin chính thức về tỷ lệ thất nghiệp chưa được công bố thì các nhà đầu tư vẫn dè dặt trong việc nắm giữ đồng USD.

B, Biến động EUR/VND

Biểu đồ 2.5 Tỷ giá giao dịch EUR/VND giai đoạn 2008 – 2010.

Không giống như tỷ giá USD/VND thì tỷ giá của EUR/VND có nhiều biến động mạnh hơn, và theo chiều hướng trái chiều nhau. Như vào cuối năm 2008 thì tỷ giá EUR/ VND có xu hướng giảm giá mạnh, nhưng đến giữa năm 2009 thì tỷ giá EUR/VND lại có xu hướng đi lên, do khủng hoảng tiền tệ, mà vị thế của đồng USD bị mất dần, thay vào đó thì người ta sử dụng EUR như một đồng tiền thay thế.

Còn trong giai đoạn gần đây, thì đồng EUR có mất giá chút ít với VND. Khi mà tỷ giá giao dịch giảm xuống chỉ là 25.775,08 so với mức cao điểm của tháng 11 năm 2009 là đạt đến mức 29.000, sở dĩ có nguyên nhân như trên là vì:

Trên thị trường Châu Âu, Hi Lạp đang gặp khủng hoảng tài chính, điều này làm cho hệ thống tiền tệ Châu Âu rơi vào tình trạng khó khăn. Điều này làm cho tỷ giá của đồng EUR giảm giá so với thời kì trước. Ngày 03/3, Hy Lạp đã phần nào trấn an giới đầu tư khi công bố kế hoạch tăng thuế và giảm chi tiêu thêm 6,5 tỷ USD trong năm tài khóa hiện tại. Trên cơ sở đó, chính phủ Hy Lạp hy vọng có thể huy động được vốn bằng con đường phát hành trái phiếu trên thị trường quốc tế. Sau thông tin này, đà giảm giá của đồng EUR đã nhanh chóng chậm lại. Thực tế, một trong những nguyên nhân khiến đồng EUR giảm giá là do các nhà đầu cơ đã tranh thủ cơ hội kiếm lời bằng cách vay và ồ ạt bán khống đồng EUR làm cho tỷ giá EUR lao dốc mạnh sau đó mua EUR với giá rẻ để trả lại. Hiện tại các nhà đầu cơ đã bắt đầu mua lại EUR khiến đồng tiền này tăng giá. Mặc dù vậy, đồng EUR sẽ không có triển vọng phục hồi nhanh chóng do bất ổn từ nền tài chính của các nước thành viên EU vẫn còn tiếp diễn.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tỷ giá tại vpbank – chi nhánh đông anh (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w