C, Biến động GBP/VND
2.3.2.3 Cơ sở pháp lý và quy tắc chung trong quản lý rủi ro tỷ giá
Trong nền kinh tế thị trường, các quy luật kinh tế đặc thù như quy luật giá trị, quy luật cung – cầu, quy luật cạnh tranh… ngày càng phát huy vai trò lãnh đạo của mình. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, khi mà Việt Nam đang triển khai và hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình sao cho phù hợp với thông lệ quốc tế. Đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, và có những cam kết về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật của mình. Chính vì thế mà trong hoạt động KDNT của ngân hàng cũng cần phải có những sự điều chỉnh các văn bản pháp luật. Hiện nay, Quốc hội, Chính phủ, NHNN Việt Nam đã ban hành các văn bản như: Luật ngân hàng nhà nước, Luật các tổ chức tín dụng, và thiết thực nhất là cho hoạt động KDNT hiện nay là pháp lệnh ngoại hối, bên cạnh đó còn có nghị định, nghị quyết, thông tư hướng dẫn thực hiện các luật trên. Nhìn chung, những văn bản này đã hình thành khung pháp lý tương đối đầy đủ cho tổ chức hoạt động của các NHTM và các tổ chức tín dụng khác. Mặc dù đã cố gắng đưa ra các văn bản phù hợp hơn nhưng với sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của thị trường tài chính, các cam kết quốc tế, nhiều văn bản đã không còn phù hợp, gây ảnh hưởng đến hoạt động KDNT của các tổ chức tín dụng và đặc biệt là các Ngân hàng thương mại. Việt Nam cũng cần khắc phục các nhược điểm như chưa có văn bản quy phạm pháp luật độc lập điều chỉnh hoạt động của thị trường giao dịch các công cụ phái sinh. Hiện nay đã có quy chế về kinh doanh ngoại hối và kinh doanh vàng (đã có quyết định ngừng việc kinh doanh vàng) trên tài khoản của các tổ chức tín dụng và quy chế tổ chứ hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do NHNN ban hành. Tuy nhiên trong thực tế, các NHTM vẫn hoạt động kinh doanh các công cụ phái sinh chủ yếu trên thị trường OTC.
Tuy nhiên thì điều mà các NHTM mong muốn cũng đã có. Sau một thời gian không cho phép các NHTM hoạt động kinh doanh hay đầu tư vào các công cụ phái sinh, thì đến ngày 25/11/2009, Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam đã kí quyết định số 2666/QD-NHNN về việc cho phép các tổ chức tín dụng được phép
hoạt động ngoại hối ấn định tỷ giá mua, tỷ giá bán giao ngay (Spot) của Đồng Việt Nam với các ngoại tệ theo nguyên tắc:
1. Đối với Đô la Mỹ: Không được vượt quá biên độ ±3% (ba phần trăm) so với tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng áp dụng cho ngày giao dịch do Ngân hàng Nhà nước thông báo.
2. Đối với các ngoại tệ khác: Do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định.
3. Chênh lệch giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán: Do Tổng Giám đốc (Giám đốc) các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối ấn định.
Tuy nhiên thì theo quyết định này, hay trong Luật tổ chức tín dụng và các văn bản dưới luật cũng chưa có quy định rõ ràng cho phép các NHTM cung cấp dịch vụ phái sinh dựa trên tài sản thực và tài sản tài chính hay cho phép NHTM đầu tư vào các sản phẩm này. Hơn nữa, các quy định liên quan đến biện pháp hạn chế rủi ro, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động cung cấp và đầu tư vào các công cụ phái sinh vẫn chưa có để đảm bảo quyền lợi của các bên tham gia vào các giao dịch trong hoạt động này.
Hiện nay thì một số NHTM đã được NHNN cho phép cung cấp các nghiệp vụ phái sinh như: hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn…cho các doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung, việc cung cấp sản phẩm phái sinh còn hạn chế về các loại hình sản phẩm cũng như quy mô. Sự hạn chế này do khung pháp lý của Việt Nam trong lĩnh vực KDNT còn chưa hoàn thiện.
2.3.2.4 Thực trạng rủi ro tỷ giá tạiVPBank
VPBank – chi nhánh Đông Anh chủ trương kinh doanh đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng. Khách hàng tham gia mua bán ngoại tệ với chi nhánh bao gồm NHNN, các NHTM, các tổ chức kinh tế, các cá nhân có nhu cầu. Với lợi thế trong các nghiệp vụ đại lý, ủy nhiệm, cung ứng dịch vụ và quan hệ bạn hàng ngày càng được mở rộng. Cùng với sự phát triển đó, thì hoạt động KDNT của hệ thống các chi nhánh của
VPBank nói chung và hoạt động KDNT của chi nhánh Đông Anh nói riêng ngày càng phát triển. Cũng chính từ việc hoạt động KDNT của chi nhánh được đẩy mạnh, cho nên cũng đã xuất hiện nhiều rủi ro tiềm tàng trong hoạt động này, đặc biệt là rủi ro tỷ giá.
Trong thực tế, hoạt động KDNT của tất cả các ngân hàng đều luôn đối mặt với những rủi ro, những bất trắc, thua lỗ. Chúng ta có thể kể đến một vài ví dụ cho sự thua lỗ trong hoạt động KDNT của các NHTM như sau: