C, Các thua lỗ trong thời gian gần đây của chi nhánh.
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ
Để thực hiện mục tiêu, định hướng phát triển của chi nhánh, một số kiến nghị chủ yếu đối với Chính phủ tạo điều kiện cho các biện pháp của chi nhánh thực hiện thuận lợi:
3.3.1.1 Nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước trên thị trường ngoại hối
Chính phủ cần có sự chỉ đạo tập trung ngoại tệ vào một đầu mối là hệ thống ngân hàng nhằm hướng tới một tỷ giá cân bằng, tăng dự trữ ngoại tệ vào NHNN và để NHNN phát huy vai trò là người tổ chức và điều tiết thị trường ngoại hối. Ban hành đồng bộ văn bản hướng dẫn thực hiện các công cụ phái sinh, công cụ phòng ngừa rủi ro theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh các nghiệp vụ kỳ hạn và hoán đổi, cho phép các NHTM thực hiện giao dịch quyền chọn, tương lai để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, góp phần hoàn thiện tính thanh khoản của thị trường. Chính phủ nên cho phép phát hành trái phiếu ngoại tệ trong nước để có thể huy động USD có trong xã hội, để đầu tư vào các dự án trọng điểm; phát hành trái phiếu ở nước ngoài để có thể thu được ngoại tệ mà lãi suất sẽ thấp hơn là vay nước ngoài., và không còn bị chịu các ràng buộc về kinh tế do nước đi vay ràng buộc đối với nước đi vay.
3.3.1.2 Đấy mạnh hoạt động của các cơ quan thống kê
Nền kinh tế còn hoạt động không ổn định, thiếu kiểm soát. Trong khi hoạt động KDNT của hệ thống NHTM là bộ phận không thể tách rời đối với mọi hoạt động của nền kinh tế và trong môi trường chung như vậy hoạt động KDNT vẫn chưa có được cơ sở pháp lý vững chắc để tạo tiền đề phát triển một cách tích cực, là nguy cơ tiềm ẩn với hệ thống NHTM. Chính điều này làm cho rủi ro có điều kiện phát sinh, và đây là nguyên nhân tiềm tàng của những những biến động kinh tế ở mức độ cao hơn như khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính trên quy mô rộng lớn. Vì vậy, Chính phủ cần nâng cao chất lượng hoạt động cơ quan thống kê, tổng hợp số liệu nhanh chóng, đầy đủ và chính xác hơn. Ban hành các quy định về chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm tại các ngân hàng, các doanh nghiệp và ban hành quy định về trách nhiệm của các công ty kiểm toán cho ngân hàng.
3.3.1.3 Hoàn thiện chính sách liên quan đến thị trường ngoại hối
Hiện nay một số chính sách quy định về quản lý còn nhiều trở ngại cho các ngân hàng trong vấn đề thực hiện, chẳng hạn như việc rút tiền từ tài khoản cá nhân. Nghị định có quy định tiền của cá nhân từ nước ngoài chuyển về cho cá nhân được phép rút ngoại tệ tiền mặt, như vậy tiền của tổ chức gửi cho cá nhân thì có được rút hay không. Chính vì thế mà nhiều ngân hàng còn lúng túng trong vấn đề này.
Với chính sách thông thoáng hơn về quản lý và sử dụng ngoại tệ, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển hoạt động của các Ngân hàng, nhất là các ngân hàng TMCP. Bên cạnh đó cần hoàn thiện hệ thống luật ngân hàng; nghiên cứu khả năng áp dụng các dự luật, tập quán thông lệ quốc tế được áp dụng rộng rãi trong các hoạt động ngân hàng; Cần có quy định và quy chế cụ thể hơn trong hoạt động KDNT trên thị trường tài chính quốc tế.
3.3.1.4 Quản lý quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia
Quản lý dự trữ ngoại hối có thể tác động đến công cụ chính sách khác, giải quyết các dao động về ngoại hối trong ngắn hạn và có thể can thiệp vào thị trường khi tỷ giá biến
động bất ổn. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á tháng 7 năm 1997 là một minh chứng cho việc dự trữ quốc gia không đủ. Khi mà các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt rút vốn về nước thì đã làm cho dự trữ quốc gia bị suy kiệt, làm cho hệ thống tỷ giá bị sụp đổ. Và xuất hiện tình trạng đầu cơ ngoại tệ, gây ảnh hưởng nặng đến đời sống của người dân trong nước.
3.3.1.5 Thúc đẩy thị trường ngoại hối Việt Nam hội nhập với thế giới
Đây là một định hướng phù hợp với xu thế toàn cầu hoá ngày nay. Thị trường ngoại hối mang tính chất quốc tế, hoạt động 24/24 và không đóng khung trong phạm vi một quốc gia mà mở rộng ra toàn thế giới, phục vụ cho nhu cầu mua bán các loại ngoại tệ khác nhau. Nhà nước cần hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động trên thị trường ngoại hối và khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bên cạnh đó cũng cần giảm thiểu tình trạng đô la hoá và hướng tới khả năng chuyển đổi đồng tiền Việt Nam nhằm tránh tình trạng ảnh hưởng của các biến động ngoại tệ tác động mạnh đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế.
Đồng thời, điều chỉnh cơ cấu xuất nhập khẩu và cải thiện cán cân vãng lai để tránh những ảnh hưởng bất lợi của tỷ giá đến hoạt động KDNT của hệ thống ngân hàng, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu, giao lưu buôn bán với nước ngoài.