C, Biến động GBP/VND
B, sự đỗ vỡ của Ngân hàng Barings năm
Ngân hàng Barings được thành lập vào năm 1762 bởi hai anh em Jonh và Francis Baring. Thời gian đầu hoạt động chủ yếu của nó liên quan đến tài trợ thương mại quốc tế. Sau cuộc chiến tranh của Napoleon (1807-1815) hoạt động của ngân hàng được mở rộng. Năm 1818 đánh dấu sự phát triển thần tốc của ngân hàng Barings trở thành một trong 6 thế lực lớn nhất châu Âu.
Cuộc khủng hoảng năm 1995 được coi là một sự kiện quốc tế nổi bật nhất trong lĩnh vực ngân hàng những năm gần đây. Cuộc khủng hoảng này được gây nên bởi công ty Barings Future(Singapore) Pte Ltd (BFS) là công ty con của công ty chứng khoán Barings - Barings plc. BFS được điều hành bởi Nick Leeson - Tổng giám đốc
kiêm giám đốc bộ phận kinh doanh các giao dịch phái sinh. Dưới sự chỉ đạo của Barings London, BFS thay mặt các khách hàng và chi nhánh của Barings tham gia kinh doanh hợp đồng tương lai trên chỉ số chứng khoán Nikkei, Euroyen và hợp đồng quyền chọn trên giao dịch tương lai chỉ số Nikkei. BFS cũng được sử dụng tài khoản để tham gia kinh doanh chênh lệch giá quốc tế. Nhưng trên thực tế BFS đã sử dụng tài khoản riêng đó để đầu cơ vào hợp đồng quyền chọn và mua bán hợp đồng tương lai hơn là các hoạt động kinh doanh chênh lệch giá.
Trong giai đoạn này, giá hợp đồng tương lai trên chỉ số Nikkei giảm kỷ lục, từ 19,750 điểm xuống còn 17,000 điểm, trong đó mức giảm lớn nhất là 1,175 điểm (ngày 23/1/1995). Ngày 01/01/1995 Leeson mua 1.080 hợp đồng tương lai trên chỉ số Nikkei giao tháng 3/1995; Sau những biến động tạm thời của thị trường, từ ngày 9/1 đến ngày 18/01/1995 ông ta bán hợp đồng tương lai. Từ 18/01/1995 tức là sau trận động đất Kobe một ngày, ông ta lại mua 61.039 hợp đồng tương lai (gồm 55.399 hợp đồng tương lai giao tháng 3/1995 và 5.640 hợp đồng tương lai giao tháng 6). Nick quyết định mua như thế với hi vọng giá chứng khoán sẽ tăng trở lại sau động đất chứ không thể giảm mãi được. Nhưng thực tế đã không như ông tính toán và cuối cùng đã bị thua lỗ. Những khoản lỗ khổng lồ này đã dẫn tới sự phá sản của Barings.
Sau sự sụp đổ lịch sử này đã có rất nhiều câu hỏi, rất nhiều sự thắc mắc: Tại sao một ngân hàng được coi là lâu đời nhất nước Anh, một ngân hàng có thế lực rất lớn lại có thể bị sụp đổ một cách dễ dàng và rất nhanh chóng như thế? Qua hàng loạt các cuộc thanh tra, kiểm soát và nghiên cứu người ta đã rút ra 4 nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự sụp đổ của ngân hàng Barings. Các nguyên nhân đó là:
Thứ nhất, sự yếu kém trong khâu quản lý và kiểm soát nội bộ. Sự yếu kém này được thể hiện ở một số việc như sau:
Các nhà quản lý của Barings không có bất cứ một hành động gì khi nhận ra những dấu hiệu rủi ro nguy hiểm từ hoạt động kinh doanh của BFS. Những thông báo của Sở giao dịch Singgapore vào các ngày 07/9/1993, 11/01/1995, 27/01/1995 và
BLooberg ngày 27/01/1995… về trạng thái đầy rủi ro của BFS cũng không được các nhà quản lý của Barings quan tâm chú ý.
Tháng 10 năm 1993, một ủy ban thành lập nhằm giám sát rủi ro của BSL ( Barings Securities Ltd) nhưng ủy ban này hoạt động kém hiệu quả vì thiếu thông tin cũng như kinh nghiệm kiểm soát. Cuối năm 1994, Barings đã có một dự án toàn cầu về kiểm soát sự biến động đầy rủi ro của các công cụ tài chính, trong đó bổ nhiệm giám đốc phụ trách rủi ro từng khu vực là bước quan trọng đầu tiên. Tuy nhiên, hoạt động của BFS tập trung vào kinh doanh chênh lệch giá và dịch vụ cho khách hàng những hoạt động có độ rủi ro bằng 0 nên tại Singapore không có giám đốc phụ trách bộ phận rủi ro.
Thứ hai, Sự thiếu hiểu biết về hoạt động kinh doanh. Nếu bộ phận kiểm toán và quan chức cấp cao của Barings hiểu biết về hoạt động kinh doanh thì họ phải nhận ra rằng Leeson không thể kiếm được lợi nhuận cao mà không phải đối mặt với rủi ro. Hơn thế, họ phải đặt ra câu hỏi là nguồn lợi nhuận đó từ đâu mà có. Hoạt động kinh doanh chênh lệch giá được biết là một hoạt động có độ rủi ro rất thấp và đi kèm với nó là lợi nhuận sẽ thấp hơn.
Thứ ba, sự yếu kém trong giám sát các hoạt động của nhân viên. Mặc dù trước khi đến Singapore, Nick Leeson chưa hề có bất cứ một giấy phép kinh doanh nào, nhưng trụ sở chính tại London không cử bất cứ một cá nhân nào chịu trách nhiệm giám sát trực tiếp hoạt động của ông ta tại Singapore. Nick đã nắm trong tay cả khâu kinh doanh lẫn khâu kiểm soát.
Thứ tư, đó chính là sự yếu kém trong khâu quản lý, kiểm soát, thanh tra từ phía NHTW Anh cũng như của các công ty kiểm toán. Họ đã không phát hiện ra vấn đề nghiêm trọng nào của Barings cũng như của BFS, kể cả hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém của ngân hàng này (BFS được kiểm toán bới công ty Deloitte&Touche năm 1992-1993; Coopers & Lybrand năm 1994).
Tóm lại, đây là một vụ rủi ro hoạt động và hậu quả của nó là sự sụp đổ của một trong những ngân hàng lâu đời nhất nước Anh- Ngân hàng Barings. Sự sụp
đổ này là hồi chuông cảnh báo đến tất cả các ngân hàng trên thế giới trong đó có các NHTM Việt Nam