- Giao dịch quyền chọn (Option) Giao dịch tương lai (Furture)
2.3.2.1 Thực trạng KDNT của VPBank – chi nhánh Đông Anh
VPBank tuy không phải là NHTM đầu tiên triển khai hoạt động KDNT, tuy được thành lập, và tham gia hoạt động KDNT không lâu như các NHTM được thành lập từ trước. Nhưng VPBank lại có lợi thế là người đi sau, nên học hỏi được các kinh nghiệm trong việc triển khai hoạt động KDNT.
VPBank là ngân hàng có doanh số mua bán ngoại tệ có tỷ trọng khá so với các NHTM khác. Ngân hàng có phương pháp xác định tỷ giá và công bố linh hoạt, kịp thời. Bên cạnh đó ngân hàng VPBank cũng là thành viên có vai trò cùng NHNN ổn định tỷ giá hối đoái. Nhờ lợi thế đó mà VPBank – chi nhánh Đông Anh đã thu hút được nhiều khách hàng tham gia vào hoạt động này, và góp phần vào thu nhập chung của chi nhánh. Tuy nhiên việc mua bán ngoại tệ chủ yếu thông qua nghiệp vụ giao ngay phục vụ hoạt động xuất nhập khẩu với vai trò dịch vụ khách hàng chứ chưa thể hiện kinh doanh kiếm lời.
Các nghiệp vụ phái sinh: nghiệp vụ hoán đổi, kì hạn… còn chưa được triển khai tại VPBank – chi nhánh Đông Anh. Nhiều khách hàng còn chưa ý thức được ý nghĩa của nghiệp vụ này trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Theo đánh giá, nhu cầu sử dụng các sản phẩm tài chính phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá chỉ ở mức độ tiềm năng khi phần lớn các doanh nghiệp đều cho rằng biến động tỷ giá trên thị trường không quá lớn. Doanh nghiệp chưa nhận thức thật đầy đủ về các sản phẩm mà ngân hàng cung cấp. Nên các dịch vụ của VPBank – chi nhánh Đông Anh chưa thể mang lại nhiều lợi nhuận như tiềm năng có thể đạt được.
Tuy nhiên chúng ta vẫn còn vài điều cần điểm qua về hoạt động KDNT của chi nhánh trong 2 năm gần đây.
A, Doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong giai đoạn 2008 – 2009
Doanh số mua bán ngoại tệ của Chi nhánh trong giai đoạn 2008 – 2009 thông qua bảng sau:
Bảng 2.1 Hoạt động KDNT của Chi Nhánh Đông Anh Đơn vị: Nghìn USD Chỉ tiêu 2008 2009 Kế hoạch 2009 Tăng trưởng (%) Doanh số mua ngoại tệ 3.215 4.110 3.400 120,88
Doanh số bán ngoại tệ 3.375 4.125 3.500 117,85 Lãi từ KDNT 15,031 25,125 20 167,15
Nguồn: Phòng thanh toán quốc VPBank – CN ĐA
Nhìn vào biểu đồ trên ta thấy doanh số mua án ngoại tệ liên tục tăng trong hai năm gần đây là năm 2008 và 2009, mặc dù 2009 là năm mà xảy ra khủng hoảng tài chính thế giới. Nhưng với những chính sách hợp lý của mình thì chi nhánh vẫn vượt được kế hoạch đề ra trong hoạt động KDNT. Đặc biệt có thể thấy tốc độ tăng trưởng của lãi thu từ hoạt động KDNT tăng trưởng mạnh từ năm 2009 so với 2008, với tốc độ phát triển 2009 đạt đến 67,15% so với 2008 và phát triển 25% so với kế hoạch đặt ra trong năm 2009. Đạt được kết quả như trên là nhờ có các nguyên nhân sau:
Thứ nhất là do biến động của tỷ giá trong thời gian qua là luôn luôn tăng, làm cho kết quả KDNT của chi nhánh được cải thiện đáng kể.
Thứ hai là sự thích ứng tốt, nhạy bén với biến động của thị trường, tránh được những rủi ro do biến động của tỷ giá gây ra với hoạt động của chi nhánh. Bên cạnh đó, chi nhánh còn mua được ngoại tệ của khách hàng, chủ động được nguồn cung ngoại tệ, tránh được tình trạng phải mua ngoại tệ từ Hội sở chính, chính vì thế mà khi cung ngoại tệ cho nhà nhập khẩu, chi nhánh được hưởng toàn bộ phần chênh lệch giữa tỷ giá mua và bán ngoại tệ cho nhà nhập khẩu, góp phần vào tăng trưởng chung của chi nhánh.
Ngoài ra, hoạt động KDNT trong những năm gần đây có chiều hướng tăng trưởng mạnh là vì chi nhánh đã thực hiện linh hoạt các hoạt động Marketing, khuyến khích, thu hút khách hàng bán ngoại tệ cho Chi nhánh với mức tỷ giá hợp lý. Đặc biệt là khi mà nghị quyết 173 về
kết hối ngoại tệ cho các doanh nghiệp được thực thi thì hoạt động mua bán ngoại tệ trở nên thuận lợi và nhanh chóng hơn, đẩy mạnh doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh.
Ngoài ra, dựa vào bảng 2.1 chúng ra có thể thấy hoạt động KDNT của chi nhánh ngày càng được mở rộng thông qua 3 hoạt động chính là: thứ nhất, mua bán ngoại tệ nhằm mục tích đầu cơ, vì quãng thời gian qua là khoảng thời gian mà tỷ giá ngoại tệ có sự biến động lớn, thường là tăng giá, làm cho hoạt động đầu cơ phát triển mạnh mẽ. Thứ hai, mua bán ngoại tệ nhằm mục đích thanh toán quốc tế. Thứ ba, mua bán ngoại thệ nhằm chi trả kiều hối. Chỉ riêng trong năm 2009 thì doanh số mua bán ngoại tệ cũng tăng 19% so với năm 2008 về mặt số lượng, đây quả là sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động KDNT.
B, Đối tượng tham gia hoạt động KDNT của chi nhánh
Để phân tích được đối tượng tham gia giao dịch với VPBank – chi nhánh Đông Anh trong quãng thời gian vừa qua. Chúng ta xem xét bảng 2.2:
Bảng 2.2 Doanh số mua bán ngoại tệ theo đối tượng 2008 – 2009.
Đơn vị: Nghìn USD
Chỉ tiêu 2008 2009
Quy đổi USD Doanh sốmua Doanh số bán Doanh số mua Doanh số bán
1. Liên Ngân hàng 0 0 0 0
2. Hệ thống VPBank 779 619 1.012 1.098 Giao dịch với Sở hội 779 619 1.012 1.098
Chi nhánh NH khác 0 0 0 0
3. Khách hàng 2.436 2.756 3.098 3.027
Tiền mặt 596 815 843 1.253
Chuyển khoản 1.840 1.941 2255 1.774
(Nguồn: Báo cáo tài chính VPBank – chi nhánh Đông Anh 2008 – 2009)
Dựa vào bảng trên, ta có thể thấy doanh số mua bán ngoại tệ cho khách hàng của chi nhánh luôn lớn hơn doanh số mua bán của Chi nhánh với hệ thống của VPBank, mà ở đây là hội sở chính, đảm bảo cho việc phát triển hoạt động kinh doanh ngoại tệ của chi nhánh. Ngoài ra thì còn có một điểm cần lưu ý ở đây, đó là tỷ trọng khách hàng giao dịch bằng chuyển khoản đã có tỷ trọng cao hơn khách hàng mua tiền mặt. Điều này là một dấu hiệu đáng mừng của chi nhánh, vì hai lý do chính:
- Thứ nhất: giao dịch chuyển khoản là loại giao dịch mới, có độ an toàn cao, chính vì thế mà điều này đã nâng cao chất lượng của giao dịch ngoại tệ tại chi nhánh.
- Thứ hai: chuyển khoản là hình thức giao dịch mà ngân hàng giảm được các chi phí liên quan đến hoạt động an ninh, vận chuyển khoản tiền, các biện pháp phòng tránh tiền giả…
C, Tỷ trọng kinh doanh các loại tiền.
Chúng ta xem xét biểu đồ 2.3 để có được cái nhìn tổng quát về các loại ngoại tệ mà chi nhánh tham gia KDNT.
Biểu đồ 2.3: Tỷ trọng các ngoại tệ giao dịch tại chi nhánh Đông Anh.
Đơn vị: Phần trăm 3,01% 2,05% 2,74% 11,50% 13,47% 67,14% USD EUR GBP JPY AUD Others
(Nguồn: Báo cáo tài chính VPBank – chi nhánh Đông Anh 2009)
Qua biểu đồ trên chúng ta có thể thấy một điều là tỷ trọng mua bán USD của chi nhánh luôn đạt ở mức cao nhất, chiếm đến 67.23% doanh số mua bán ngoại tệ của chi nhánh. Điều này thể hiện xu thế của việc đô la hóa mà chúng ta cần phải khắc phục, nhưng công việc vẫn còn rất nhiều khó khăn. Trong khi đó tỷ trọng của các đồng tiền mạnh khác như EUR, hay GPB chỉ chiếm tỷ trọng chưa đến 25% tỷ trọng mua bán ngoại tệ của chi nhánh. Sở dĩ như vậy vì thói quen thanh toánh của các cá nhân, doanh nghiệp vẫn còn nặng trên thói quen giao dịch bằng USD. Chính điều này đôi khi làm cho chi phí của việc thanh toán bị đội lên rất cao. Do việc cả hai bên đến từ nước không sử dụng USD, nhưng lại chọn hình thức thanh toán bằng USD, chính việc này đã làm cho cả 2 bên phải thông qua bước trung gian để đổi đồng tiền của mình thành USD, đã tạo cho chi phí của việc thanh toán bị tăng lên nhiều so với hình thức thanh toán đơn thuần.
Nhìn chung thì tình hình KDNT của chi nhánh ngày càng phát triển mạnh mẽ, doanh số mua bán ngoại tệ ngày càng tăng cao, đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ của khách hàng, đặc biệt là nhu cầu mua ngoại tệ của khách hàng trong khu vực của chi nhánh.