Tổ chức bộ phận kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tỷ giá tại vpbank – chi nhánh đông anh (Trang 70 - 74)

C, Các thua lỗ trong thời gian gần đây của chi nhánh.

3.2.1.1 Tổ chức bộ phận kinh doanh ngoại tệ có hiệu quả

Hiện nay, VPBank – chi nhánh Đông Anh đã có phòng thanh toán quốc tế, thực hiện hoạt động thanh toán quốc tế và các nghiệp vụ có liên quan, đồng thời cũng phòng cũng cân đối nguồn ngoại tệ, đảm bảo trong hạn mức mua bán một ngày của chi nhánh, xét duyệt hồ sơ mua bán ngoại tệ. Tuy nhiên, hai hoạt động này có những đặc điểm khác biệt cho nên cần có sự thay đổi trong việc tôt chức các phòng ban sao cho nâng cao hiệu quả hai hoạt động này tốt hơn. Các cán vộ thực hiện các hoạt động KDNT phải sắp xếp tập trung về mảng KDNT, không kiêm nhiệm các công việc của hoạt động thanh toán quốc tế. Bên cạnh đó, ngân hàng cần phân định rõ hai bộ phận KDNT và bộ phận quản lý rủi ro trong KDNT. Bộ phận KDNT chủ yếu thực hiện các hoạt động mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu chuyển đổi ngoại tệ của khách hàng và của chi nhánh, tăng nguồn ngoại tệ và hoạt động đầu cơ thu lãi cho ngân hàng. Bộ phận quả lý rủi ro trong KDNT theo dõi giám sát hoạt động KDNT, tránh xảy ra những sai xót hay những vi phạm gây tổn thất cho ngân hàng từ hoạt động này.

Nếu chi nhánh thực hiện được tốt công tác chức này sẽ tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp, rõ ràng từ đó đảm bảo hơn trong quá trình quản lý rủi ro tỷ giá và hiệu quả trong các giao dịch KDNT.

Mặc dù chi nhánh chưa thể áp dụng các giao dịch phái sinh. Nhưng với mục tiêu là đến hết năm 2010, chi nhánh sẽ triển khai các dịch vụ phái sinh. Cho nên nguồn nhân lực chính là yếu tố hàng đầu quyết định đến việc thành công của kế hoạch này, là yếu tố quan trọng để quyết định sự phát triển của thị trường này. Để VPBank ngày càng vững mạnh, đáp úng được áp lực cạnh tranh gay gắt của thị trường nội địa và thị trường quốc tế đỏi hỏi phải có một đội ngũ nhân viên giỏi nghiệp vụ, năng động, tìm tòi học hỏi, tuân thủ đúng quy định của VPBank và có đạo đức kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay số lượng nhân viên am hiểu giao dịch phái sinh của chi nhánh chưa nhiều, làm hạn chế sự phát triển của chi nhánh trong lĩnh vực cung cấp các hợp đồng kì hạn, hoán đổi, và quyền chọn. Do đó, để các giao dịch phái sinh mang lại hiệu quả cao, trong thời chuẩn bị này chi nhánh cần thực hiện kĩ việc tuyển dụng kết hợp với việc đào tạo và bồi dưỡng, nâng cao trình độ của nhân viên, hình thành một đội ngũ nhân viên thực sự am hiểu về các giao dịch phái sinh, về kĩ thuật phân tích tỷ giá, dự đoán sự biến động cảu tỷ giá… Để có thể triển khai các công cụ phái sinh tại chi nhánh.

Sau khi hoàn thiện đội ngũ nhân viên tại ngân hàng, thì đây sẽ là nhân tố tác động rất lớn đến công tác quản lý rủi ro tỷ giá. Khi nhân viên đã thành thạo nghiệp vụ, giàu kinh nghiệm thù việc xảy ra rủi ro trong quá trình KDNT của ngân hàng sẽ giảm xuống nhờ những dự báo chính xác, nhạy bén hơn với những biến động của thị trường ngoại hối.

3.2.1.3 Nâng cao hệ thống thông tin trong hoạt động KDNT

Có thể nói phân tích và dự đoán xu hướng biến động của tỷ giá là một bước không thể thiếu khi thực hiện các giao dịch phát sinh. Thực tế thì việc phân tích tốt biến động của tỷ giá cũng như dự báo được xu hướng tăng giảm của tỷ giá sẽ giúp ngân hàng quản lý rủi ro tỷ giá và đưa ra được các chiến lược phù hợp trong việc bảo hiểm rủi ro tỷ giá cho chính ngân hàng. Điều này vô cùng quan trọng bởi khi thực hiện một giao dịch phái sinh với khách hàng có nghĩa là ngân hàng đã “gánh” rủi ro tỷ giá thay cho khách hàng, nên một điều tối quan trọng là ngân hàng phải có khả năng dự báo phòng chống rủi ro một cách hiệu quả.

Chính vì thế, việc trang bị cơ sở vật chất hiện đại cho hoạt động KDNT là việc cấp bách, đồng thời đó cũng là một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện các giao dịch nảy sinh. Máy móc, trang thiết bị và công nghệ luôn phải được cập nhật theo trình độ phát triển của thế giới, phải kết nối được với hệ thống ngân hàng của thế giới và hệ thống thông tin toàn cầu để bắt kịp những diễn biến của thị trường toàn cầu. Thị trường ngoại hối là một thị trường mang tính cạnh tranh rất cao, độ thanh khoản lớn, trong khi hoạt động KDNT là một hoạt động chưa đựng nhiều rủi ro, thông tin trở thành yếu yếu quan trọng hàng đầu, do đó việc nắm bắt thông tin chính xác và kịp thời là vô cùng quan trọng. khi đó, thông tin ở thị trường trong nước, nước ngoài được đề cập liên tục, mang lại nhiều cơ hôi thu lãi trong KDNT đối cới ngân hàng và kịp thời phản ứng với các thay đổi bất thường của tỷ giá, lãi suất… Xuất hiện trong ngày hôm đó.

Thêm vào đó, các ngân hàng cần sử dụng đến các cách phân tích là: phân tích kĩ thuật (Technical analysis) và phân tích cơ bản (Fundamnental analysis) để dự báo tỷ giá. Tuy nhiên, phân tích kỹ thuật tỏ ra là một phương pháp dự báo biến động tỷ giá trong ngắn hạn rất phổ biến và có thể chứng minh được tính hiệu quả và ứng dụng cao so với các phương pháp mô hình hóa phức tạp chỉ dung trong phân tích chính sách hay có những lợi thế nhất định so với phương pháp phân tích cơ bản truyền thống. So với thị trường chứng thì thị trường ngoại hối giao dịch các loại ngoại tệ có tính quy chuẩn quốc tế, cho nên vấn đề hội nhập sẽ nhanh hơn rất nhiều. Một lợi thế của phân tích kỹ thuật là có thể giúp các nhà kinh doanh đề ra các chiến lược kinh daonh từ đơn giản cho đến phức tạp một cách nhanh chóng và bài bản. Đây chính là một phương pháp cần thiết được quan tâm và đưa vào áp dụng rộng rãi tại hệ thống NHTM Việt Nam và tại VPBank nói riêng.

Như vậy, mỗi loại hình phân tích có những điểm mạnh và yếu riêng. Vì vậy các cán bộ hoạt động trong kinh doanh cần biết sự linh hoạt trong việc áp dụng mỗi công cụ này, hay cần phài phối hợp nhuần nhuyễn các công cụ, không nên quá máy móc, cộng them trực quan nhạy bén của mình để đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác.

3.2.1.4 Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ và chuyên môn hóa công tác xử lý rủi ro.

Về cơ cấu quản lý rủi ro, ngân hàng không có phòng chuyên trách quản lý rủi ro. Nhiệm vủa này đang được phòng kiểm soát nội bộ quản lý. Trách nhiệm của phòng kiểm soát nội bộ là giám sát việc thực hiện các quy định kinh doanh của chi nhánh chứ không phải là thực hiện công tác quản lý rủi ro. Hiện nay, hoạt động kiểm soát thật sự chưa được quan tâm đúng mức, còn thiếu cơ cấu giám sát. Vì thế cần xây dựng bộ máy quản lý rủi ro hoàn thiện, phân bổ người đúng tiêu chuẩn, đào tạo cán bộ kiểm soát tương xứng với nhiệm chính là công việc cần phải làm ngay nhằm đảm bảo kiểm soát đúng và dự báo kịp thời rủi ro phát sinh. Ngoài yếu tố về nhân sự, chi nhánh cần phải xây dựng các quy trình, quy chế hoạt động, chỉ tiêu định lượng giá trị rủi ro tỷ giá và kiểm soát chặt chẽ hơn ác hoạt động nhất là trạng thái ngoại tệ mở trong KDNT.

Từ những quy định, chỉ tiêu đánh giá rủi ro tỷ giá được nêu ra, chi nhánh sẽ các định trạng thái ngoại tệ của chi nhánh đã tốt hay chưa, khả năng xảy ra rủi ro tỷ giá, mức độ chịu rủi ro tỷ giá có thể chấp nhận được. Khi trạng thái một đồng ngoại tệ là đoản ròng, nếu tỷ giá ngoại tệ tăng, thì tức là chi nhánh đã mất một khoản lợi nhuận mà theo chỉ tiêu định lượng bằng công thức:

Mức độ lỗ/lãi ngoại tệ (i) = Trạng thái ngoại tệ ròng (i) x Mức độ biến động tỷ giá tuyệt đối (i)

3.2.1.5 Xây dựng chiến lược kinh doanh cụ thể và chiến lược khách hàng hợp lý trong từng giai đoạn cụ thể.

Chiến lược kinh doanh định hướng cho hoạt động của chi nhánh thông qua các mục tiêu được đặt ra cho từng thời kì nhất định. Trong giai đoạn đầu đưa vào vận hành các giao dịch phái sinh, ngân hàng không nên đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, mà phải làm cho khách hàng hiểu và thấy được các lợi ích của giao dịch này đối với doanh nghiệp trong việc phòng ngừa tỷ giá, để từ đó doanh nghiệp làm quen và sử dụng thường xuyên trong quá trình kinh doanh của mình. Về chiến lược khách hàng, chi nhánh cần phân loại khách hàng theo định hướng khách hàng thường xuyên cà không thường xuyến]r dụng các dịch vụ của ngân hàng, từ đó xác định phí giao dịch đối với từng khách hàng cụ thể. Chẳng hạn đối với một

khách hàng quên thuộc thì có thể đưa ra mức phì quyền chọn ưu đãi hay miễn phí đối với giao dịch kỳ hạn.

Khi chi nhánh xây dựng được chiến lược này thì việc thực hiện đúng các mục tiêu đã đề ra sẽ giúp cho chi nhánh kiểm soát được quy mô khách hàng và phương thức kinh doanh phù hợp trong hoạt động KDNT. Đồng thời, chi nhánh cũng thu hút thêm lượng khách hàng thực hiện các giao dịch phái sinh nhằm tránh những biến động về tỷ giá đồng thời cũng giúp ngân hàng tránh những rủi ro tỷ giá cho chính mình.

Một phần của tài liệu Quản lý rủi ro tỷ giá tại vpbank – chi nhánh đông anh (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w