C, Các thua lỗ trong thời gian gần đây của chi nhánh.
2.4.1. Kết quả đạt được trong quản lý rủi ro tỷ giá của VPBank
Cùng với những biện pháp đã thực hiện và những nỗ lực trong quản lý rủi ro nói chung và rủi ro về tỷ giá nói riêng mà chi nhánh đã đạt được mục tiêu đề ra; tránh được những tổn thất trọng hoạt động cũng như tăng khoản lợi nhuận thu được trong hoạt động KDNT. Lợi nhuận thu được từ hoạt động này ngày càng tăng qua các năm. Và cũng chính nhờ đó mà chi nhánh không phải đối mặt với những tổn thất nặng nề do tỷ giá gây ra.
Chi nhánh đã tăng dần việc giao dịch các loại ngoại tệ như: CAD, AUD, SGD… tăng tính đa dạng trong kinh doanh để phân tán rủi ro với các loại ngoại tệ khác nhau. Hoạt động KDNT đã thúc đẩy nhu cầu thanh toán của các cá nhân và tổ chức, từ đó đẩy mạnh hoạt động thanh toán quốc tế và cho vay bằng ngoại tệ… đặc biệt trong giai đoạn hậu khủng hoảng. Tỷ giá thường xuyên biến động, hoạt KDNT của chi nhánh vẫn đảm
Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ trong những năm gần đây luôn tăng cao. Nhất là trong năm 2009 thu lãi gần 25.000 USD. Vượt 25% mức mục tiêu của ban lãnh đạo và chi nhánh đề ra. Mặc dù nền kinh tế Việt Nam đang bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, tuy điều này có ảnh hưởng tới hoạt động KDNT của chi nhánh, nhưng chi nhánh vẫn đạt doanh số mua và bán ngoại tệ ổn định và tăng cao về lợi nhuận là nhờ có khả năng dự báo và sự nhạy bén của các cán bộ trong hoạt động KDNT.
Nhờ vào việc thực hiện theo dõi trạng thái ngoại tệ theo ngày nên chi nhánh đã có những phản ứng kịp thời, thay đổi lượng ngoại tệ tại ngân hàng tránh cho chi nhánh bị lỗ trong hoạt động KDNT nói riêng và trong hoạt động của chi nhánh nói chung do sự biến động của tỷ giá. Cuối mỗi ngày, chi nhánh lại xem xét lại trạng thái ngoại hối của mình, và chi nhánh có thể bán lại lượng ngoại tệ thừa, mua số ngoại tệ thiếu từ Hội sở chính để cân bằng trạng thái ngoại hối của chi nhánh, từ đó mà chi nhánh đã giảm được rủi ro tỷ giá tác động lên hoạt động KDNT của mình.
Nhìn chung hoạt động KDNT tại VPBank – Chi nhánh Đông Anh trong những năm gần đây có sự biến chuyển tích cực, với những thuận lợi sau:
- Nhu cầu về dịch vụ và sản phẩm liên quan đến ngoại hối đang tăng trưởng mạnh cùng với quá trình Việt Nam gia nhập WTO. Khi mà các nhà đầu tư ngoại tệ đang đầu tư mạnh vào Việt Nam, và lượng kiều hối những năm gần đây gửi về nước cũng tăng đáng kể.
- Hàng loạt các thông tư, nghị quyết về quản lý ngoại hối đã góp phần không nhỏ vào hoạt động KDNT nói riêng và hoạt động ngân hàng nói chung. Hành lang pháp lý hoàn thiện và phù hợp với ngân hàng, thiết lập thị trường hối đoái hoàn chỉnh; các văn bản quy định xác định tỷ giá, quản lý ngoại hối… đã được sửa đổi thích hợp với thay đổi của nền kinh tế trong điều kiện Việt Nam gia nhập WTO. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động KDNT ổn định, tiến kịp với thị trường tài chính quốc tế.
- Bối cảnh chung của nền kinh tế, chính trị tương đối ổn định trong thời gian vừa qua. NHNN từng bước quản lý chặt chẽ thị trường ngoại hối góp phần hạn chế sự mất
giá của USD, tạo lòng tin cho nhà đầu tư vào lĩnh vực KDNT, các tổ chức tín dụng khác nhất là các NHTM..
- Công tác tổ chức phòng ngừa rủi ro đạt hiệu quả cao. VPBank đã thành lập tổ kiểm tra nội bộ – là một bộ phận nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán nội bộ: đánh giá mức độ đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh… nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động KDNT của bản thân ngân hàng.
- Đội ngũ cán bộ kinh doanh có trình độ chuyên môn cao, trình độ nghiệp vụ, nhạy bén với diễn biến của thị trường… định hướng phát triển của ngân hàng thích hợp, phù hợp với xu hướng, quy luật của sự phát triển, tạo cơ hội phát triển nhưng vẫn chú trọng hạn chế rủi ro trước, trong và sau khi xảy ra biến cố trong hoạt động KDNT.
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNT tại VPBank – Chi nhánh Đông Anh.