Bình quân trình độ văn hoá tỷ lệ mù chữ cao

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 32)

II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VIỆT NAM.

6. Bình quân trình độ văn hoá tỷ lệ mù chữ cao

cao

trung học trung học chuyên nghiệp

Thực tiễn cho thấy những nước có trình độ vốn nhân lực cao thường có mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên, đằng sau các mức vốn nhân lực cao là các chính sách đầu tư tích cực và giải pháp phát triển giáo dục hợp lý. Ở cấp độ các nước riêng lẻ, Nhật Bản và Hàn Quốc là những dẫn chứng tốt về sự đóng góp của giáo dục đối với tăng trưởng kinh tế. Công dân và người dân Hàn Quốc được đào tạo tốt, đồng đều nhờ tỷ lệ đi học cao ở tất cả các bậc học. Ngày nay, hầu như tất cả người trẻ tuổi Hàn Quốc tham gia thị trường lao động đã học ở trường không ít hơn 12 năm. Cùng với tăng trưởng kinh tế, giáo dục được mở rộng ở mọi cấp bậc học và giáo dục sau trung học trở thành nền giáo dục đại chúng. Việc mở rộng hệ thống giáo dục thực hiện được nhờ các chính sách đầu tư tích cực. Chi tiêu Chính phủ cho giáo dục chiếm trên dưới 20% ngân sách, song chỉ chiếm một phần ba chi tiêu toàn quốc cho giáo dục, nghĩa là nguồn lực xã hội dành cho giáo dục được huy động là rất đa dạng, vai trò của tư nhân, và các tổ chức trong đầu tư phát triển giáo dục được coi trọng.

Điều quan trọng nhất trong thành công lâu bền của Nhật Bản có lẽ là những thay đổi thực sự cấp tiến trong hệ thống giáo dục. Đầu thời kỳ Minh Trị, tỷ lệ biết chữ chỉ chiếm 15%, đến năm 1872 hệ thống giáo dục phổ cập tiểu học được thực hiện và giáo dục trung học được đạt nền móng phát triển. Hiện nay Nhật Bản trở thành một nước có nhận thức cao về giáo dục và có dân chúng nằm trong tốp có học nhất thế giới. Để đạt được điều này, Nhật Bản đã đầu tư nhiều hơn bất cứ nước nào trong thời kỳ đó vào giáo dục.

Xu hướng đầu tư phát triển giáo dục ở các nước có nền giáo dục tiên tiến có thể được tóm tắt ở mấy điểm chính sau: Duy trì vai trò quản lý vĩ mô

của Nhà nước trong phát triển giáo dục- đào tạo, đa dạng hoá nguồn vốn đầu tư phát triển giáo dục- đào tạo trong đó dần nâng cao tỷ trọng của các nguồn vốn ngoài NSNN, đa dạng hoá ngành nghề đào tạo theo nhu cầu xã hội... Ở các nước đang phát triển như Việt Nam, xu hướng đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo đang dần theo chiều hướng tích cực: Đó là: Nhà nước vẫn đóng vai trò chủ chốt trong huy động nguồn lực đầu tư phát triển ngành giáo dục, đóng vai trò định hướng trong hoạt động đầu tư. (phục vụ các mục tiêu mang tính chiến lược, vĩ mô). Bên cạnh đó xu hướng đầu tư đang được điều chỉnh theo quy luật thị trường (tuân theo quy luật giá trị, cạnh tranh, cung - cầu đặc biệt là giáo dục – đào tạo sau phổ thông, chuyển hướng từ đào tạo theo cái đã có sang “đào tạo theo nhu cầu”), xu hướng đầu tư vì lợi nhuận và phi lợi nhuận đang đồng thời tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 31 - 32)