II. THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VIỆT NAM.
3. Hiện trạng đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo Việt Nam.
3.1. Cơ cấu đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam.
Giáo dục- đào tạo đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng, là động lực thúc đẩy tăng trưởng, xoá đói giảm nghèo, đảm bảo công bằng xã hội...Chính vì vậy đầu tư phát triển giáo dục đào tạo đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của đất nước nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. Nguồn tài chính cơ bản dành cho giáo dục- đào tạo nước ta gồm:
- Ngân sách Nhà nước (NSNN).
- Các nguồn vốn ngoài NSNN: thu từ học phí, phí, đóng góp xây dựng nhà trường và các đóng góp khác, các khoản thu từ nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, làm dịch vụ, các khoản đóng góp tự nguyện từ các tổ chức kinh tế, xã hội và các nhà hảo tâm, nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức và các nhân cho giáo dục- đào tạo....
Ta có thể thấy cơ cấu nguồn vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng 4: Nguồn vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo giai đoạn 2001-2006 Đơn vị: tỷ đồng,% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1. Tổng VĐT (tỷ) 25.882 34.088 37.552 54.223 68.968 78.088 - NSNN 15.337 19.898 22.777 32.819 41.547 46.072 - Các nguồn vốn ngoài NSNN 10.545 14.190 14.775 21.404 27.421 32.016 2. Tốc độ tăng (%) - 31,7 10,2 44,4 27.2 13.2 - NSNN - 29,7 14,5 44 26,6 10.9 - Các nguồn vốn ngoài NSNN - 34,6 4,1 4,5 28,1 16.8
(Nguồn: Bộ GD – ĐT và Ngân sách Nhà nước)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo liên tục tăng qua các năm , nếu như năm 2001 tổng VĐT là 25882 tỷ đồng thì đến năm 2006 tổng VĐT đã tăng lên tới 78088 tỷ đồng (tăng gấp 3,02 lần so với năm 2001), thể hiện mức độ quan tâm ngày càng lớn của xã hội dành cho sự nghiệp giáo dục – đào tạo.
Nhìn chung nguồn vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam giai đoạn từ 2001-2006: NSNN vẫn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm khoảng 60% tổng nguồn vốn đầu tư, các nguồn vốn ngoài NSNN chiếm khoảng 40%. Đây cũng có thể nói là đặc điểm riêng của Việt Nam, trong điều kiện là một nước kinh tế đang phát triển, đời sống người dân còn nhiều khó khăn và để đảm bảo mức độ phổ cập cũng như các mục tiêu vĩ mô thì Nhà nước cần đóng vai trò chủ đạo trong đầu tư phát triển giáo dục- đào tạo, nhất là đối với giáo dục mầm non và phổ thông, bài toán đặt ra ở đây là làm thế nào để sử dụng nguồn vốn này một cách hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ trên cũng phản ánh mức độ bao cấp còn tương đối lớn của NSNN và việc huy động chưa hiệu quả đối với các nguồn lực khác trong đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo.
3.1.1. Nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (NSNN).
Cho đến thời điểm hiện nay, NSNN vẫn là nguồn tài chính chủ yếu để phát triển ngành giáo dục – đào tạo ở nước ta. Thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 1991-2000, Nhà nước đã tăng đáng kể Ngân sách cho giáo dục – đào tạo. Tỷ trọng chi cho giáo dục trong tổng chi Ngân sách Nhà nước đã tăng từ 8,9% năm 1990 lên 15% vào năm 2000 (chiếm 3%
trong GDP). Tuy nhiên Ngân sách Nhà nước mới chỉ đáp ứng được 70% nhu cầu tối thiểu của giáo dục. Giai đoạn 2001-2010, tỷ trọng chi cho giáo dục – đào tạo trong tổng chi Ngân sách sẽ tăng lên, dự báo đến năm 2010 tỷ lệ chi sẽ không dưới 20%. Cũng theo Luật giáo dục năm 2005, Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, đảm bảo tốc độ tăng chi NSNN cho giáo dục – đào tạo cao hơn tốc độ tăng NSNN hàng năm.
Cùng với việc tăng NSNN, việc phân cấp quản lý Ngân sách giáo dục cũng đang được cải tiến từng bước. Các biện pháp nhằm cải tiến cơ chế phân bổ và điều hành ngân sách nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách giáo dục – đào tạo cũng đang được xúc tiến. NSNN được tập trung chủ yếu cho các bậc giáo dục phổ cập với mục đích đầu tư cải tạo, nâng cấp và mở rộng các cơ sở giáo dục và đào tạo. Thực hiện từng bước kiên cố hoá các trường học, quan tâm nhiều hơn cho các vùng khó khăn và thường xuyên xảy ra thiên tai, trong đó chú trọng đến đảm bảo đủ trường, lớp học từ nhà trẻ, mẫu giáo đến các trường phổ thông trung học cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa. Hiện đại hoá một số trường dạy nghề, tăng nhanh tỷ lệ lao động được đào tạo trong toàn bộ lao động xã hội.... Tập trung đầu tư cho một số trường đại học trọng điểm, ưu tiên kinh phí cho việc đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật ở nước ngoài. Dành kinh phí để đào tạo cán bộ trình độ cao cho công nghệ thông tin, đào tạo nhân tài, cán bộ cho những ngành kinh tế mũi nhọn, cho đồng bào dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, NSNN cũng dành để đầu tư đổi mới nội dung, chương trình giáo dục, chất lượng giáo dục, cung cấp đủ đồ dùng học tập và giảng dạy cho các trường tiểu học và trung học cơ sở, phát triển các cơ sở đào tạo giáo viên, đảm bảo cả về số lượng cũng như chất lượng giáo viên dạy học cho các trường phổ thông. Để cụ thể hơn về cơ cấu chi của NSNN cho hoạt động giáo dục – đào tạo qua
các năm ta có thể xem xét bảng dưới đây: 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1. Tổng chi NSNN cho GD - ĐT - Tốc độ tăng 15.337 - 19.898 29,7 22.777 14,5 32.819 44,1 41.547 26,6 46.072 10,9 1.1. Chi thường xuyên