II. Một số giải pháp tăng cường đầu tư phát triển ngành giáo dục đào tạo Việt Nam.
4. Giải pháp về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, chống thất thoát lãng phí trong đầu tư.
4.4. Xây dựng các mô hình liên kết đào tạo.
Mô hình liên kết đào tạo được coi là có hiệu quả trong các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động giáo dục – đào tạo nói riêng. Nó giúp cho các chủ thể tham gia liên kết phát huy được những mặt mạnh, hạn chế những mặt yếu, bên cạnh đó tranh thủ mặt mạnh và nguồn lực của đối tác trên cơ sở đôi bên cùng có lợi, làm thế nào để sử dụng nguồn lực một cách hiệu quả nhất. Khi một cơ sở giáo dục – đào tạo muốn đầu tư phát triển một lĩnh vực mới nào đó nhưng chưa thực sự có kinh nghiệm về lĩnh vực đó, giải pháp tiết kiệm nhất đó là liên kết đào tạo. Có thể xem xét ba mô hình liên kết đào tạo dưới đây:
Liên kết hợp tác đào tạo giữa các trường trong nước: Đây là mô hình liên kết đào tạo giữa các trường trong một quốc gia với nhau. Ngoài những ưu điểm chung đã nêu, mô hình này còn có những mặt tích cực đó là: Do các cơ sở liên kết đào tạo nằm trên cùng một lãnh thổ, các chủ thể này có cơ hội hiểu biết rõ về nhau, việc trao đổi nguồn lực cả về tài lực và vật lực được dễ dàng hơn do thuận lợi về mặt địa lý và hành chính. Cả hai bên đều hiểu biết rõ về đặc trưng và nhu cầu hiện tại của xã hội cũng như chính sách vĩ mô của đất nước.
Liên kết hợp tác đào tạo quốc tế: Việc liên kết đào tạo quốc tế cho phép các cơ sở giáo dục trong nước tranh thủ tối đa nguồn lực dồi dào của đối tác nước ngoài và cũng tạo cơ hội học tập tốt hơn cho học viên trong nước được nâng cao chất lượng học tập. Trong nhiều lĩnh vực các cơ sở trong nước không đủ vốn đầu tư để thực hiện đào tạo, nhất là trong lĩnh vực khoa học công nghệ, chúng ta cần tranh thủ kinh nghiệm cũng như công nghệ kỹ thuật của các nước tiên tiến. Việc liên kết đào tạo quốc tế còn giúp
cho các cơ sở giáo dục Việt Nam nâng cao uy tín và tăng cường hội nhập quốc tế trong thời kỳ mới.