Mối quan hệ giữa quy mô và chất lượng giáo dục cần được chú trọng.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 95 - 98)

- Liên kết giữa doanh nghiệp và Nhà trường: Đây là mô hình không mới đối với các nước trên thế giới nhưng còn khá mới mẻ đối với Việt Nam.

4.5. Mối quan hệ giữa quy mô và chất lượng giáo dục cần được chú trọng.

trọng.

Mục tiêu cuối cùng của đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo chính là mở rộng quy mô nhưng quan trọng hơn cả là nâng cao chất lượng công tác giáo dục – đào tạo. Nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo ở đây cũng chính là sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả. Nước ta là nước có dân số đông, để đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng tăng của nhân dân đòi hỏi quy mô đầu tư cho giáo dục – đào tạo ngày càng tăng bên cạnh đó nhiệm vụ

quan trọng là làm thế nào để giáo dục – đào tạo đáp ứng được nhu cầu của xã hội, nhất là trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, không ngừng hội nhập của đất nước ta hiện nay. Để nâng cao chất lượng công tác GD – ĐT, bên cạnh việc xác định và dự báo chương trình giảng dạy theo nhu cầu xã hội, quản lý tốt công tác giảng dạy cũng như dựa trên thái độ tích cực của người học, nhất thiết phải đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên cũng như đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật trường lớp. Hai nhiệm vụ này chính là điểm mấu chốt để đảm bảo mối cân bằng động giữa mở rộng quy mô đầu tư với nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo. Tôi xin được đề xuất một số giải pháp thực hiện hai nhiệm vụ chính nêu trên ở phần dưới đây:

4.5.1. Đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên.

Đội ngũ giáo viên là một trong những nhân tố quyết định chất lượng giáo dục – đào tạo. Chính vì vậy để hoạt động đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo đạt hiệu quả cao, cần đầu tư nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Để làm được điều này, cần tập trung vào một số giải pháp sau:

Đẩy mạnh đầu tư cho các trường Sư phạm. Với trọng trách là nơi đào tạo giáo viên cho toàn ngành GD – ĐT nhưng nhiều trường sư phạm, kể cả các trường sư phạm trọng điểm hiện nay vẫn trong tình trạng thiếu thốn cơ sở vật chất , trang thiết bị phục vụ dạy học, nghiên cứu khoa học như: Thư viện, phòng thí nghiệm, phòng học chuẩn, tài liệu giảng dạy, thậm chí thiếu giảng đường, ký túc xá cho sinh viên... Kinh phí eo hẹp là vấn đề bức xúc đối với nhiều trường sư phạm. Nhà nước trong thời gian tới cần bố trí thêm nguồn kinh phí tài trợ cho các trường sư phạm. Bên cạnh nguồn kinh phí Nhà nước cấp, trong thời gian tới các trường phải đẩy mạnh vấn đề hợp tác quốc tế, tăng cường mối quan hệ với các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng để có thêm nguồn lực đầu tư trở lại trường. Bàn về vấn đề kinh phí đào

tạo, một số nhà quản lý cho rằng nên bỏ quy định miễn học phí cho sinh viên sư phạm. Vì thực tế 4 năm học và 8 triệu đồng được miễn giảm, không đủ mạnh để thu hút những sinh viên giỏi vào học sư phạm. Việc miễn học phí chỉ có ưu điểm là tăng cơ hội học tập cho sinh viên nghèo. Nhưng đứng ở một góc độ cần đầu tư để có chất lượng đầu vào cao, có điều kiện đào tạo chất lượng thì việc miễn học phí chưa nhìn thấy hiệu quả rõ rệt. Chính vì vậy cần có giải pháp làm sao để những chính sách ưu tiên đối với sinh viên sư phạm thực sự mang lại hiệu quả là nâng cao chất lượng đào tạo người thầy trong tương lai. Về mô hình đào tạo sư phạm, cần tham khảo các nước có trình độ tiên tiến trên thế giới trong lĩnh vực này, bên cạnh đó cũng cần kết hợp cả mô hình truyền thống. Trong những năm tới từng bước chuyển các trường cao đẳng sư phạm địa phương sang mô hình đào tạo đa ngành nhưng ngành sư phạm vẫn phải giữ vị trí chủ chốt.

Để thu hút được người tài theo học ngành sư phạm, nhất thiết phải có chính sách đãi ngộ giáo viên tốt. Có chăm lo đến đời sống nhà giáo thì người thầy mới có thể yên tâm công tác, cống hiến vì sự nghiệp giáo dục – đào tạo, nhất là giáo dục phổ thông. Giáo viên phải sống được bằng đồng lương của mình. Đòi hỏi Nhà nước cần có những chính sách tiền lương thích đáng, đặc biệt là phụ cấp đối với giáo viên giảng dạy ở những vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế khó khăn. Bộ GD – ĐT cần có những quy định chi tiết về mức phụ cấp đối với giáo viên giảng dạy ở những địa bàn khác nhau cũng như đối với từng cấp bậc học.

4.5.2. Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất Nhà trường.

Trong giai đoạn 2005-2010 tới, cần tiếp tục thực hiện chương trình kiên cố hoá trường học giai đoạn II. Cố gắng khắc phục tình trạng chậm tiến độ thực hiện của giai đoạn I. Các địa phương cần chủ động bố trí vốn đối

ứng theo tiến độ của chương trình. Bên cạnh đó khi xây dựng trường lớp,

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w