Tăng cường năng lực đào tạo nghề 1800 80 43%

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 64)

- Tốc độ tăng 25

7 Tăng cường năng lực đào tạo nghề 1800 80 43%

(Nguồn: NSNN)

Bên cạnh việc Ngân sách thực cấp không đáp ứng được như dự toán, nhiều công trình các chủ đầu tư chưa có đủ vốn (chủ yếu là phần vốn đối ứng của địa phương) để thanh toán hết khối lượng đã thực hiện cho đơn vị thi công nên chưa làm được quyết toán đối với công trình, dự án đã hoàn thành. Công tác tuyên truyền, vận động chưa sâu rộng nên kết quả huy động đóng góp tự nguyện của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế (theo thư kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ gửi các doanh nghiệp) đạt rất thấp, không đáp ứng được được theo dự kiến ban đầu của Thủ tướng Chính phủ và cấc Bộ, Ban, Ngành TW.

Việc thực hiện CTMTQG GD – ĐT thời gian qua với những cơ chế thích hợp đã đạt được những kết quả đáng khích lệ đã tạo điều kiện cho các nhà tài trợ quan tâm và quyết định “thử nghiệm” thực hiện Chương trình hỗ trợ giáo dục qua ngân sách theo mục tiêu (HTNSTMT). Nghĩa là: Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế (gồm: Ngân hàng thế giới_WB, Bỉ, Canada, Cộng đồng Châu Âu, Newzeland, Anh) sẽ cung cấp một nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) khoảng 130 triệu USD, trong đó vốn vay ưu đãi là 50 triệu USD, vốn viện trợ không hoàn lại là 80 triệu USD để hỗ trợ trực tiếp vào Ngân sách Nhà nước thực hiện CTMTQG GD – ĐT giai đoạn 2006- 2010. Cụ thể như sau:

Nguồn vay nợ, viện trợ cho các dự án thuộc CTMTQG GD – ĐT giai đoạn 2006-2010 Các nhà tài trợ WB Bỉ Canada EC New Zeland Anh Tổng cộng Năm thứ nhất 17,5 2,1 3,1 7,0 2,0 2,0 14,1 Năm thứ hai 17,5 2,1 3,2 7,0 1,0 1,0 13,1

Năm thứ ba

15,0 1,8 3,4 6,0 6,0 1,0 40,3

Tổng 50,0 6,0 9,7 20,0 20,0 40,3 130

(Nguồn Bộ GD – ĐT và NSNN)

Từ năm 1993 đến nay, nguồn vốn ODA đầu tư cho ngành giáo dục chủ yếu được thực hiện thông qua các dự án. Ưu điểm của cách làm theo dự theo dự án là: Mục tiêu, các hoạt động được được quy định rất cụ thể, thời gian thực hiện rõ ràng, cơ chế quản lý chặt chẽ với sự đồng thuận cả từ nhà tài trợ lẫn Chính phủ Việt Nam. Nhược điểm lớn nhất của cơ chế tài trợ ODA thông qua dự án là thủ tục hành chính nặng nề, bộ máy quản lý dự án cồng kềnh, khiến việc giải ngân thường chậm trễ; các mục tiêu, các hoạt động được quy định quá cụ thể và cứng nhắc, rất khó khăn trong việc điều chỉnh hoạt động, do đó nhiều khi dẫn đến giảm hiệu quả kinh tế - xã hội.

Chương trình lần HTNSTMT lần này là mô hình hỗ trợ vốn ODA trực tiếp vào NSNN để chi cho GD – ĐT mà không qua cơ chế dự án, không cần bộ máy quản lý riêng. Hình thức này có rất nhiều ưu điểm so với cách hỗ trợ theo dự án trước đây, đặc biệt là:

- Việc điều hành nguồn vốn tuân theo đúng trình tự và thủ tục của Việt Nam đã được quy định trong Luật Ngân sách.

- Tăng vai trò tự chủ, tự quản lý của Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh và huyện (trong việc lựa chọn mục tiêu, địa điểm đầu tư, phương thức giải ngân).

- Tạo điều kiện lồng ghép các nguồn lực (ODA, Ngân sách TW, Ngân sách địa phương và các nguồn huy động từ cộng đồng) để thực hiện các mục tiêu của chương trình.

- Giải ngân nhanh, giảm được các chi phí trung gian do giảm bớt các thủ tục hành chính, quan liêu.

Có thể thấy sự đóng góp của nguồn vốn ODA cùng với nguồn Ngân sách TW và Ngân sách địa phương đã giúp cho CTMTQG GD – ĐT đạt được những kết quả đáng ghi nhận, làm thay đổi diện mạo của nền giáo dục nước nhà.

Những mặt được chủ yếu của CTMTQG GD – ĐT giai đoạn 2001- 2005 là:

Các cấp Bộ, ngành, các cấp uỷ Đảng và chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo, đã giúp ngành GD – ĐT hoàn thành được những nhiệm vụ trọng tâm của ngành trong giai đoạn 2001-2005, đặc biệt là thực hiện Nghị quyết 40/2000/QH10 về đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và Nghị quyết 41/2000/QH10 của Quốc hội về thực hiện phổ cập GDTHCS. Tính đến tháng 12/2006 cả nước có 36 tỉnh thành đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học, 32 tỉnh thành đạt chuẩn phổ cập GDTHCS trong đó có 23 tỉnh thành phố đạt chuẩn phổ cập GDTHCS ở mức cao, đồng thời với đạt chuẩn phổ cập GDTH ĐĐT, đảm bảo vững chắc kết quả phổ cập.

Tăng cường đáng kể cơ sở vật chất trường học từ TW đến địa phương, đặc biệt là chống xuống cấp, xây dựng mới phòng học, thí nghiệm, ký túc xá học sinh và các công trình phụ trợ; tăng cường trang thiết bị, đồ dùng dạy học góp phần đổi mới phương pháp giáo dục. Hệ thống trường dự bị đại học và phổ thông dân tộc nội trú được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện cho học sinh dân tộc thiểu số được học tập, góp phần thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Chương trình kiên cố hoá trường lớp học đề ta đúng vào lúc ngành giáo dục đang gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất của các trường học. Việc triển khai trong phạm vi toàn quốc, tập trung ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có nhiều đồng bào dân tộc nhằm xoá phòng học 3 ca, phòng học tạm tranh tre nứa lá, từ GD mầm non đến GDPT, dự kiến xây mới gần 60.000 phòng học.

Kết quả sau 4 năm thực hiện, tính đến tháng 12/2006, trên toàn quốc đã triển khai xây dựng được 76.857 phòng học. Trong đó có gần 50.000 phòng/59.572 phòng học được xây dựng trong đó có 48.853/59.572 phòng học nằm trong danh mục các địa phương đã báo cáo với Chính phủ và Bộ GD – ĐT tháng 8/2002 (đạt tỷ lệ 82%). Ngoài số phòng học đã xây dựng trên đây, các tỉnh thành phố đã xây dựng được nhiều phòng để thiết bị, thư viện, nhà công vụ, hệ thống tường rào, cổng trường, công trình vệ sinh...bằng ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động khác. Thực tế cho thấy ở nhiều địa phương đặc biệt là khu vực miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên, việc triển khai Chương trình đã đem lại diện mạo mới cho GD.

Hỗ trợ tích cực cho công tác bồi dưỡng chuẩn hoá giáo viên các ngành học; bồi dưỡng theo chu kỳ giáo viên phổ thông, giáo viên mầm non với các hình thức khác nhau để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và nhận thức chính trị tư tưởng.

Kinh phí CTMTQG GD – ĐT hỗ trợ từ Ngân sách TW đã tạo động lực huy động thêm các nguồn lực của địa phương để xây dựng cơ sở vật chất trường học, góp phần thúc đẩy công tác xã hội hoá giáo dục, được các cơ sở GD – ĐT và nhân dân đồng tình ủng hộ.

Quá trình tổ chức thực hiện CTMTQG GD – ĐT đảm bảo tính công khai, dân chủ. Các cơ sở GD – ĐT đã thực hiện nghiêm túc các hướng dẫn về nội dung, mức chi và quản lý kinh phí CTMTQG. Các công trình xây dựng trường học đã thực hiện đầy đủ trình tự và thủ tục xây dựng cơ bản, công tác mua sắm trang thiết bị được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước.

Cơ chế thực hiện CTMTQG theo Quyết định số 42/2002/QĐ- TTg ngày 19/3/2002 của Thủ tướng Chính phủ đã tạo điều kiện cho các địa

phương chủ động lồng ghép, bố trí kinh phí thực hiện dự án trên địa bàn. Hầu hết các Sở GD – ĐT đã phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan như: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Kho bạc Nhà nước... và các cấp chính quyền địa phương trong việc tổ chức thực hiện CTMTQG GD – ĐT.

Việc cấp phát, thanh quyết toán kinh phí CTMTQG GD – ĐT thuận lợi, phù hợp với Luật Ngân sách Nhà nước.

Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ trên, quá trình thực hiện CTMTQG GD – ĐT cũng gặp phải một số vướng mắc như : Đối với chương trình kiên cố hoá trường học so với tiến độ đề ra của giai đoạn I là chưa hoàn thành, nhiều tỉnh tuy đã được Ngân sách TW hỗ trợ (theo các mức và tỷ lệ khác nhau), nhưng do điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, không cân đối được nguồn vốn của địa phương để bù đắp phần vốn còn thiếu do đơn giá xây dựng thực tế cao hơn nhiều so với mức vốn được Ngân sách TW hỗ trợ, việc huy động các nguồn vốn khác đạt kết quả thấp (chủ yếu đóng góp công sức vận chuyển nguyên liệu, giải phóng mặt bằng xây dựng). Một số địa phương trông chờ vào sự hỗ trợ của Ngân sách TW, chưa có biện pháp tích cực và chỉ đạo quyết liệt. Bên cạnh đó còn có tỉnh sử dụng, bố trí vốn TW hỗ trợ không đúng với mục tiêu của Chương trình (theo số liệu kiểm tra của Thanh tra BTC ở 36/54 tỉnh) là 513,526 tỷ đồng để thực hiện các công việc khác như xoá nhà cấp IV cũ, nhà kiên cố xuống cấp nặng, xây dựng trường mới, thanh toán nợ xây dựng các trường học trước tháng 8/2002 và các trường đã được bố trí vốn từ các Chương trình, dự án khác, xây dựng trường dạy nghề, trường Chính trị, trường Sư phạm. Các tỉnh có tỷ lệ giải Ngân thấp còn tồn đọng nhiều vốn ở kho bạc là Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Hà Tây, Gia Lai, Đăk Lăk, Lâm Đồng. Nhiều công trình đã đưa vào sử dụng 2 đến 3 năm nhưng vẫn chưa được quyết toán theo quy định. Nhiều

công trình xây dựng không đảm bảo đúng như chất lượng và thiết kế đề ra. Dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề được Nhà nước chú trọng nhưng trên thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu xã hội... Để khắc phục những tồn tại và phát huy những mặt được của CTMTQG GD – ĐT giai đoạn 2001-2005, thực hiện CTMTQG GD – ĐT giai đoạn 2006-2010, ngành giáo dục cần phối hợp với các ban ngành có liên quan để thực hiện tốt mục tiêu và nội dung mà chương trình đã đề ra, bên cạnh đó cần có những biện pháp huy động và sử dụng vốn sao cho hiệu quả, góp phần thực hiện các chiến lược phát triển ngành giáo dục – đào tạo nói riêng và công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung.

3.2.3.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo không thuộc chương trình mục tiêu quốc gia.

Đây là khoản chi chiếm tỷ trọng lớn (96% tổng chi đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo theo hình thức thực hiện) . Vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo không thuộc CTMTQG GD – ĐT bao gồm hai nội dung chính là: chi bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và chi cho tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật nhà trường.

Để có cái nhìn cụ thể hơn đối với từng nội dung, ta nghiên cứu phần tiếp dưới đây:

Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

Có thể thấy rằng: đội ngũ giáo viên giỏi về chuyên môn, giàu nhiệt huyết chính là yếu tố cốt lõi quyết định chất lượng giáo dục – đào tạo nói riêng và sự thành công của ngành giáo dục – đào tạo nói chung. Trong các Nghị quyết Đảng Cộng sản Việt Nam từ Đại hội VI (1986) đến Đại hội X (2006) và trong nhiều hội nghị BCHTW đã đặt ra yêu cầu xây dựng đội nguc nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục (CBQLGD). Luật giáo dục cũng có những điều quy định về nhà giáo và công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Chỉ thị số 40 ngày 25/06/2004 của Ban bí thư Trung ương Đảng và quyết định số 09 ngày 11/01/2005 của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD, Nghị quyết 14 ngày 2/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện GD đại học Việt Nam đã chỉ rõ yêu cầu nhiệm vụ và biện pháp tiếp tục xây dựng và phát triển ngành học Sư phạm phục vụ đổi mới GD – ĐT. Chỉ tính riêng cho giai đoạn 2001-2005, tổng số vốn đầu tư bồi dưỡng đội ngũ giáo viên không thuộc CTMTQG GD – ĐT đã lên tới 213175 tỷ đồng (năm 2001 số VĐT là 24969 tỷ đồng thì đến năm 2005 số vốn tăng lên là 66659 tỷ đồng, tăng hơn 2,5 lần so với năm 2001). Sau 20 năm đổi mới, ngành học Sư phạm (SP) đã có những thành tựu sau:

Đã quy hoạch sắp xếp lại mạng lưới các trường SP. Có một chương trình mục tiêu gọi là Chương trình 4 để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và hệ thống các trường SP. Mỗi tỉnh, thành phố tập trung xây dựng một trường CĐSP hoặc ĐHSP đa cấp, đa hệ. Hai trườngĐHSP Hà Nội và ĐHSP TP Hồ Chí Minh trong ĐhQG được tách ra để xây dựng thành ĐHSP trọng điểm.

Tiến hành DTGV mẫu giáo, GV tiểu học, GV THCS có trình độ đại CĐ và ĐH.

Triển khai công tác bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ từ năm 1992.

Đầu tư kinh phí cho chương trình “xây dựng đội ngũ giáo viên và trường SP” với 140.000 chỗ ĐT, chuẩn bị triển khai đề án “Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD giai đoạn 2005-2010” với tổng số VĐT lên tới 180.000 tỷ đồng.

Mỗi năm đào tạo hàng trăm thạc sĩ, tiến sĩ cho các trường SP, bồi dưỡng hoạt động NCKH với hàng ngàn đề tài ở các cấp độ khác nhau, về KHCB, KHGD phục vụ yêu cầu cải cách và đổi mới giáo dục.

Hệ thống các trường SP nhạc, họa, thể dục, giáo dục công dân, giáo dục quốc phòng được đầu tư.

Theo Bộ GD – ĐT, từ năm 2006-2010, dự kiến vốn đầu tư cho các trường SP là 5000 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn không thuộc CTMTQG GD – ĐT là 2500 tỷ đồng. Hai trường SP trọng điểm là ĐHSPHN và ĐHSP TP. HCM được đầu tư 200 tỷ đồng/trường. Các trường sư phạm khác, học viện quản lý GD, trường CBQLGD, các khoa sư phạm trực thuộc TW được đầu tư bình quân 80 tỷ đồng/năm. Các trường sư phạm tỉnh, thành phố được đầu tư 50 tỷ đồng/năm. Bên cạnh nguồn kinh phí Nhà nước cấp, trong thời gian tới cá trường cũng cần thiết đẩy mạnh vấn đề hợp tác quốc tế, tăng cường mối quan hệ với các doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng để có thêm nguồn lực đầu tư trở lại cho nhà trường.

Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường.

VĐT chi cho tăng cường cơ sở vật chất, kỹ thuật nhà trường chiếm một phần đáng kể trong tổng VĐT cho giáo dục – đào tạo (40% tổng VĐT phát triển giáo dục – đào tạo không thuộc CTMTQG GD – ĐT). Nội dung của tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường bao gồm xây dựng hệ thống trường lớp đạt tiêu chuẩn chất lượng, hệ thống phòng thí nghiệm,

dụng cụ thực hành, phòng tin học...Thực tế cho thấy cơ sở vật chất kỹ thuật nhà trường ở nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, đòi hỏi sự quan tâm đầu tư của Nhà nước cũng như mọi thành viên trong xã hội.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 55 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w