III. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VIỆT NAM.
3. Nguyên nhân của những tồn tại trong quá trình đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo.
ngành giáo dục – đào tạo.
Quy mô vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo còn thấp. Nguyên nhân là do: Chúng ta chưa có những cơ chế thích hợp để huy động và sử dụng các nguồn lực trong xã hội. Bên cạnh đó nước ta vẫn là một nước nghèo, thu nhập trên đầu người thấp trong khi đó dân số lại đông và tăng nhanh lá sức ép rất lớn cho việc huy động vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo.Thêm vào đó là sự chậm đổi mới về tư duy, chưa theo kịp yêu cầu phát triển của đất nước. Chưa nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa phát triển giáo dục và thị trường lao động hay mối quan hệ giữa nhà trường và doanh nghiệp; giữa mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng, hiệu quả; giữa đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân và khả năng hạn hẹp của nền kinh tế; giữa đầu tư của Nhà nước và đóng góp của nhân dân; giữa tình trạng phân hoá giầu nghèo và yêu cầu đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục.
Cơ cấu đầu tư chưa thực sự hợp lý, đôi khi mất cân đối giữa các cấp, bậc học và các vùng miền miền. Xã hội và các cấp, các ngành chưa thực sự coi trọng giáo dục nghề nghiệp, nhiều học sinh chỉ coi trường dạy nghề là chỗ trú chân để chờ thi vào các trường ĐH, CĐ. Ở các vùng sâu vùng xa, miền núi, hải đảo vẫn còn thiếu về hệ thống trường lớp và giáo viên giảng dạy cả về số lượng và chất lượng là do một số nguyên nhân cả khách quan lẫn chủ quan như: Do điều kiện địa lý xa xôi, địa hình hiểm trở, điều kiện thời tiết khắc nghiệt nên việc đầu tư cơ sở vật chất cũng như yếu tố con người gặp rất nhiều khó khăn. Đa số hiện nay các trường sau phổ thông đầu tư đào tạo theo những gì mình có và đầu tư đào tạo những lĩnh vực cần ít vốn đầu tư mà chưa thực sự để ý đến nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động. Đa số các nhà trường chưa có mối quan hệ mật thiết với doanh nghiệp,
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư chưa cao là do: Quản lý giáo dục còn yếu kém và bất cập. Bên cạnh đó là cơ chế quản lý giáo dục chưa tương thích với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của đất nước. Cơ chế bao cấp, tính quan liêu còn nặng nề trong hệ thống giáo dục; công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng vốn còn nhiều bất cập; đầu tư từ nguồn NSNN còn dàn trải, không đủ đảm bảo nhu cầu phát triển giáo dục, trong khi đó chưa có chính sách đủ mạnh để huy động các nguồn đầu tư khác trong xã hội; tất cả những nguyên nhân trên dẫn đến việc sử dụng vốn đầu tư còn kém hiệu quả, gây trở ngại cho công cuộc phát triển ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam.