- Tỷ trọng so với tổng NSNN 10.816 - 70,5 14.128 30,6 71,0 18.625 31,8 81,7 25.927 39,2 79,0 32.406 24,9 78,0 36.367 12,2 78,9 1.2. Chi đầu tư
- Tốc độ tăng- Tỷ trọng so với tổng NSNN - Tỷ trọng so với tổng NSNN 4.521 - 29,5 5.770 27,6 29 4.152 -28 18,3 6.892 65,9 21 9.141 32,6 22 9.705 16,2 21,1
(Nguồn: Ngân sách Nhà nước)
Chi NSNN cho hoạt động giáo dục – đào tạo liên tục tăng qua các năm, nếu như năm 2001 là 15.337 tỷ đồng thì đến năm 2006 là 46.072 tỷ đồng (tăng gấp 3 lần) - tốc độ tăng là tương đối cao. Mặc dù nền kinh tế nước ta còn kém phát triển, NSNN còn rất eo hẹp, song Ngân sách chi cho giáo dục – đào tạo qua các năm đều tăng. Nếu như tỷ lệ phần trăm NSNN chi cho giáo dục năm 1998 chiếm 13,7 tổng chi NSNN thì đến năm 2005, tỷ lệ này đã lên tới 18%, như vậy tốc độ tăng bình quân về tỷ lệ Ngân sách hàng năm khoảng 0,56%/năm. Tuy nhiên tỷ lệ chi Ngân sách hàng năm tuy tăng song nếu tính đến các yếu tố như tỷ lệ trượt giá của đồng tiền và tốc độ tăng học sinh quá nhanh kéo theo sự tăng lên số giáo viên, cán bộ quản lý thì tốc độ tăng Ngân sách đã không theo kịp tốc độ phát triển giáo dục.
Nhìn vào bảng cơ cấu vốn cho đầu tư phát triển GD – ĐT ta thấy, Ngân sách chi cho hoạt động giáo dục – đào tạo ta thấy chi thường xuyên chiếm từ 70-80% Ngân sách, chi đầu tư chiếm từ 20-30% Ngân sách. Ta có thể xem xét cụ thể cơ cấu chi NSNN bình quân cho hoạt động giáo dục – đào tạo qua biểu đồ sau:
Chi thường xuyên ở đây gồm 4 nhóm: Nhóm 1: chi cho con người gồm chi lương và phụ cấp lương cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên phục vụ; Nhóm 2: chi cho công tác hành chính quản lý; Nhóm 3: chi phí phục vụ giảng dạy học tập; Nhóm 4: Chi mua sắm sửa chữa nhỏ. Đứng trên góc độ tổng thể thì đây là một con số tương đối hợp lý. Tuy vậy, qua công tác giám sát cho thấy, hiện nay tỷ lệ này ở nhiều địa phương thường chi lương chiếm từ 85-95%; chỉ còn khoảng 5-10% chi công tác quản lý hành chính và các hoạt động giáo dục. Như vậy, tỷ lệ chi cho công tác dạy và học là rất nhỏ bé. Ở một số nước phát triển như Anh, Pháp cơ cấu chi cho giáo dục với tỷ lệ chi cho lương và cho các hoạt động giáo dục là: Ở Tiểu học 90/10; Trung học cơ sở 60/40; Trung học phổ thông 50/50 (50% chi lương và 50% chi cho các hoạt động giáo dục). Qua đó cho thấy chi Ngân sách Nhà nước cũng cần có những điều chỉnh cơ cấu và mức tăng hợp lý để phù hợp với tốc độ phát triển giáo dục.
3.1.2. Nguồn vốn ngoài NSNN.
Có thể nói nguồn vốn ngoài NSNN có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển của ngành giáo dục – đào tạo, chính vì vậy việc huy
động cao hơn nữa các nguồn tài chính ngoài NSNN đầu tư cho giáo dục gồm: học phí, phí, đóng góp xây dựng trường và các đóng góp khác, các khoản thu từ nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất, làm dịch vụ, các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức kinh tế, xã hội, các nhà hảo tâm, đầu tư của các doanh nghiệp cho giáo dục – đào tạo. Nguồn vốn ngoài NSNN có thể được chia thành:
a) Nguồn vốn trong nước: Gồm các khoản đóng góp của gia đình và học sinh cho việc học tập. Theo các kết quả nghiên cứu về chi phí của cha học sinh cho việc học tập. Theo các kết quả nghiên cứu về chi phí của cha mẹ học sinh ở các cấp bậc học cho thấy phần đóng góp của dân tính trên đầu một học sinh so với tổng chi phí chiếm 44,5% ở bậc tiểu học; 48,7% ở cấp trung học cơ sở; 51,5% ở cấp trung học phổ thông; 62,1% ở dạy nghề; 32,2% ở trung học chuyên nghiệp và 30,7% ở bậc đại học và cao đẳng. Bên cạnh đó các khoản thu khác cũng chiếm một vai trò khá quan trọng và đang nâng dần tỷ trọng, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư từ các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp hiện nay có nhu cầu rất cao về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Chính vì vậy, doanh nghiệp hiện nay không những đóng vai trò là khách hàng của ngành giáo dục mà còn trực tiếp tham gia vào công cuộc giáo dục. Điển hình là một số doanh nghiệp tự mở trường đào tạo nghề, hay hình thức liên kết giữa nhà trường và doanh nghiệp để đào tạo nhân lực theo yêu cầu của doanh nghiệp.
b) Nguồn vốn nước ngoài: Bao gồm nguồn viện trợ, vay nợ (ODA), các khoản đầu tư trực tiếp của tổ chức và cá nhân nước ngoài cho phát triển các khoản đầu tư trực tiếp của tổ chức và cá nhân nước ngoài cho phát triển giáo dục – đào tạo. Trong điều kiện đất nước còn nhiều khó khăn thì việc huy động nguồn lực bên ngoài để phát triển đất nước nói chung và phát triển ngành giáo dục – đào tạo nói riêng là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, Nhà nước ta có chủ trương ưu tiên nguồn vay và hợp tác quốc tế dành cho giáo
dục thông qua các dự án của Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và các tổ chức quốc tế, các tổ chức chính phủ, phi chính phủ nước ngoài. Để mở rộng hợp tác với các nước, các tổ chức quốc tế, các cá nhân nước ngoài và Việt kiều nhằm khai thác mọi tiềm năng bên ngoài để phát triển giáo dục. Dự báo nguồn viện trợ và vay nợ trong giai đoạn 2001- 2010 chiếm khoảng 20% trong tổng chi NSNN cho giáo dục – đào tạo.
Bên cạnh vai trò quan trọng của nguồn viện trợ và vay nợ (ODA) thì các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài vào giáo dục – đào tạo đang dần phát huy tác dụng. Theo như cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ chấp nhận thị trường giáo dục, trước hết là đối với giáo dục đại học và dạy nghề. Luật giáo dục 2005 cũng nêu rõ các nhà đầu tư nước ngoài trong điều kiện cho phép có thể được thành lập trường 100% vốn nước ngoài, cũng như chấp nhận các hình thức liên doanh, liên kết trong hoạt động giáo dục – đào tạo. Điều này vừa tạo điều kiện thu hút vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo, vừa tạo ra mội trường cạnh tranh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo ở nước ta hiện nay.
Dự báo khả năng huy động ngoài NSNN cho giáo dục và đào tạo:
2000 2005 2010
Tổng nguồn ngoài NSNN chi cho giáo dục – đào tạo (tỷ đồng, giá năm 2000)
5.749 12.880 24.577
1. Huy động từ dân đóng góp (năm 2005 chiếm 25%, năm 2010 chiếm 35% so với tổng chi NSNN cho giáo dục – đào 2010 chiếm 35% so với tổng chi NSNN cho giáo dục – đào
tạo)
3.149 5.855 13.234
2. Viện trợ, vay nợ (ODA), (khoảng 20% trong tổng chi NSNN cho giáo dục – đào tạo) NSNN cho giáo dục – đào tạo)
1.400 4.685 7.562
3. Từ các nguồn khác (các doanh nghiệp đóng góp, dịch vụ của nhà trường,...) của nhà trường,...)
(khoảng 10% so với tổng chi NSNN cho giáo dục và đào tạo)
3.2. Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam. Việt Nam.
Giáo dục và đào tạo hiện nay đang là quốc sách hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Làm thế nào để có được một nền giáo dục tiên tiến, theo kịp sự phát triển của thời đại? Đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo thế nào để đảm bảo mối cân bằng động giữa quy mô và chất lượng, sử dụng vốn sao cho hợp lý, đạt hiệu quả cao, tránh thất thoát lãng phí vốn,... Tất cả những vấn đề này luôn là mối quan tâm của toàn xã hội và của những người tâm huyết với nền giáo dục nước nhà. Thời gian qua hoạt động đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo ngày càng được chú trọng. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao: 7-8%/năm, Việt Nam đã có những bước tiến dài trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, nền kinh tế luôn được tái đầu tư với tổng VĐT toàn xã hội luôn ở mức 35-36%GDP/năm. Đây cũng là điều kiện thuận cho việc huy động vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo.
Tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển giáo dục – đào tạo giai đoạn 2001 – 2006 Đơn vị: tỷ đồng,% 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1. VĐT toàn xã hội - Tốc độ tăng 163.500 - 180.400 10,34 217.600 20,62 258.700 18,89 324.000 25,24 398.900 23,12 2. VĐT cho giáo dục – đào tạo