VĐT cho GDMN Tốc độ tăng

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 47)

- Tốc độ tăng 25

2. VĐT cho GDMN Tốc độ tăng

- Tốc độ tăng 2.588,2 - 3.920,1 51,5 4.393,6 12,1 6.452,5 46,9 8.552 32,5 9.292 8,7 35.198,4 - 3. VĐT cho GDPT - Tốc độ tăng 20.964,4 - 27.270,4 30,1 30.041,6 10,2 43.161,5 43,6 54.484,7 26,2 61.923 13,7 238.001,6 - 4. VĐT cho THCN - Tốc độ tăng 310,6 - 443,1 42,7 450,6 1,7 704,9 56,4 1.034,5 46,8 1.171 13,1 3.958,7 - 5. VĐT cho CĐ-ĐT - Tốc độ tăng 2.018,8 - 2.454,4 21,6 2.666,2 8,6 3.904,1 46,4 4.896,8 25,4 5.702 3,4 21.642,3 -

(Nguồn: Vụ Kế hoạch – Tài chính, Bộ GD – ĐT)

Có thể thấy cùng với sự gia tăng VĐT phát triển giáo dục – đào tạo trong 6 năm qua, VĐT đối với từng cấp bậc học cũng liên tục gia tăng. Tuy tốc độ gia tăng là không đồng đều nhau nhưng có thể thấy xu hướng tích cực đó là không ngừng tăng từ năm này qua năm khác. Thực tế cho thấy, vai trò của giáo dục phổ thông là quan trọng nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân, chính vì vậy tỷ trọng vốn đầu tư phát triển dành cho giáo dục phổ thông chiếm tỷ trọng lớn nhất (trung bình là 80% tổng VĐT phát triển giáo dục – đào tạo), tiếp theo là VĐT cho GDMN (chiếm trung bình 11-12%), VĐT cho CĐ – ĐH (chiếm trung bình 7-8%), cuối cùng là VĐT cho giáo dục THCN (chiếm 1-1,5% tổng VĐT phát triển giáo dục – đào tạo).

Cơ cấu vốn đầu tư cho các cấp bậc học là tương xứng so với quy mô của từng cấp bậc học trong nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên ta có thể thấy tỷ trọng vốn đầu tư cho giáo dục THCN còn quá nhỏ bé so với yêu cầu hiện nay. Thực tế thừa thầy thiếu thợ trong hoạt động sản xuất đặt ra yêu cầu phải đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục THCN. Cũng có một thực tế ngược lại hoàn toàn so với cách nhìn trước đây đó là hiện nay trong quá trình lao động, sản xuất chúng ta không phải thiếu về số lượng mà là thiếu về chất lượng cả thầy lẫn thợ! Trong nhiều hội thảo về thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực ở Việt Nam thời gian qua, các chuyên gia kinh tế đều quan ngại tình trạng "vừa yếu vừa thiếu" của lực lượng lao động kỹ thuật trẻ - nhân tố trực tiếp tham gia vào tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Sau khi gia nhập WTO, lợi thế nhân công giá rẻ sẽ không còn hấp dẫn

đối với các doanh nghiệp, thay vào đó là sự đòi hỏi một nguồn lực nhân công có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao. Thực hiện chủ trương đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, đến nay nước ta đã có quan hệ thương mại với 221 nước và vùng lãnh thổ. Trở thành thành viên chính thức của WTO, lực lượng lao động Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn.

Trước hết, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra một "dòng chảy" về vốn và công nghệ, dịch vụ từ các nước phát triển vào Việt Nam. Khi gia nhập WTO nhiều chuyên gia đánh giá Việt Nam đang có một "làn sóng đầu tư thứ hai" với diện rộng và cường độ lớn. Tiêu biểu là việc Nhật Bản đầu tư vào khu công nghệ cao Hoà Lạc( Hà Tây) với tổng số vốn lên đến 1 tỉ USD, Hoa Kỳ đã có 298 dự án đầu tư vào nước ta với tổng số vốn đăng kí trên 2 tỉ USD ( riêng tập đoàn Intel đầu tư 1 tỉ USD). Đã có 16/21 nền kinh tế thành viên của APEC đầu tư vào Việt Nam với 5681 dự án và tổng số vốn đăng kí 41,7 tỉ USD ( vốn thực hiện trên 20 tỉ USD). Dự báo từ năm 2007 trở đi sẽ có thêm nhiều công ty, các tập đoàn kinh tế đến đầu tư làm ăn tại nước ta với quy mô ngày càng lớn trên nhiều ngành nghề lĩnh vực khác nhau. Như vậy, để sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư chúng ta phải tập trung đào tạo nâng cao trình độ tay nghề của lực lượng lao động, đây cũng là yếu tố quyết định tới sự thành công của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện rất thuận lợi cho Việt Nam phát huy lợi thế so sánh, tăng cường sức cạnh tranh của nền kinh tế. Các công ty trong và ngoài nước cạnh tranh mạnh mẽ với nhau để giành năng suất lao động cao hơn, chất lượng sản phẩm tốt hơn. Việc đầu tư vào công nghệ sản xuất tiên tiến và trình độ quản lí sản xuất hiện đại đang và sẽ là yêu cầu cấp thiết đặt ra. Muốn tồn tại và phát triển trong một " thế giới

phẳng" nhưng cạnh tranh khốc liệt hiện nay, vượt lên trên lợi thế về tài nguyên, vị trí địa lí chính là yếu tố chất lượng nguồn nhân lực và việc sử dụng nó một cách tốt nhất. Thực tế cho thấy, một số nước như Hàn Quốc, Singapor, Hồng Kông... nhờ có sự đầu tư phát triển nguồn nhân lực nói chung và lực lượng lao động trẻ nói riêng mà chỉ trong một thời gian ngắn họ đã nhanh chóng trở thành những "con rồng" châu Á. Ở các nước có trình độ tiên tiến, sự đóng góp của tri thức đang ngày càng chiếm tỉ trọng cao trong GDP (ở Mĩ: 50%, Anh: 48,5%, Pháp: 45,1%). Riêng ở Việt Nam, yếu tố này còn thấp, sự tăng trưởng kinh tế có tới 60% là do yếu tố vốn mang lại. Hiện nay, tỉ lệ lao động qua đào tạo ở nước ta mới đạt 27%, các nước đang phát triển trong khu vực là 50% đến 60%, còn đối với các nước phát triển thì hầu như 100% lực lượng lao động đã được qua đào tạo. Để cạnh tranh có hiệu quả trong bối cảnh nền kinh tế tri thức, chúng ta chỉ có thể tập trung đào tạo nâng cao trình độ kĩ thuật cho người lao động.

Thứ ba, hội nhập kinh tế, Việt Nam sẽ tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế theo hướng chuyên môn hoá. Sau khi gia nhập WTO, thị trường sức lao động ở nước ta sẽ có những biến động lớn, vận động theo cả hướng tích cực lẫn tiêu cực và đứng trước sự cạnh tranh rất gay gắt. Với khoảng 83 triệu dân ( đứng 13 thế giới) trong đó có trên 42 triệu người ở độ tuổi lao động ( hơn 30 triệu trong độ tuổi thanh niên),Việt Nam được đánh giá là nước có nguồn lao động dồi dào và rất trẻ. Song thực tế lao động nước ta có sức cạnh tranh thấp so với các nước trong khu vực, giá nhân công rẻ là yếu tố duy nhất được đánh giá cao (rẻ hơn Trung Quốc 20-30%). Tuy nhiên, hiện nay, tại các khu công nghiệp, 75% lao động mới có trình độ học vấn trung học cơ sở trở xuống. Ở khu kinh tế Dung Quất đang có tình trạng máy móc "nằm chờ" công nhân có tay nghề cao vận hành. Lao động Việt Nam không chỉ yếu về kĩ năng nghề nghiệp, thiếu hiểu biết về pháp luật mà phần

đông hạn chế về trình độ ngoại ngữ. Một bộ phận vẫn còn thói quen và tập quán của người sản xuất nhỏ, chưa có ý thức và kỷ luật của lao động công nghiệp. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới dự tham gia của lao động Việt Nam trong việc phân công lao động quốc tế ngay tại thị trường trong nước ( khi có sự tham gia của các doanh nghiệp liên doanh, của các công ty đa quốc gia). Điều đó cho thấy, để cạnh tranh được trên thị trường sức lao động trong nước cũng như quốc tế, vấn đề cấp bách đặt ra hiện nay là phải tăng cường đào tạo lực lượng lao động kĩ thuật nước ta đủ khả năng đáp ứng với yêu cầu của các ngành sản xuất, cũng như tập trung đầu tư đào tạo đội ngũ quản lý sản xuất chất lượng cao. Chính vì vậy đòi hỏi xã hội cần có những quan tâm thích đáng đến quá trình đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở tất cả các cấp, bậc học, từ đó nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là giáo dục – đào tạo sau phổ thông.

Cơ cấu chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục – đào tạo giai đoạn 2001-2006

Đơn vị:%

STT T

Cấp học, bậc học, hình thức giáo dục Tỷ lệ chi trong Ngân sách Nhà nước cho giáo dục

1 Giáo dục mầm non 6,8

2 Giáo dục tiểu học 32,5

3 Giáo dục THCS 20,1

4 Giáo dục THPT 10

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 43 - 47)