Chương II: Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam.

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 70)

III. ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN NGÀNH GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO VIỆT NAM.

Chương II: Giải pháp tăng cường đầu tư phát triển ngành giáo dục – đào tạo Việt Nam.

Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục – đào tạo là nhằm xây dựng những con người XHCN, có đạo đứCMKT Việt Nam số, ý chí kiên cường trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và có khả năng tiếp thu văn hoá nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, tác phong công nghiệp, có tổ chức và kỷ luật; có sức khoẻ, là người thừa kế xây dựng CNXH vừa hồng vừa chuyên như lời căn dặn của Bác Hồ.

Giữ vững mục tiêu XHCN trong nội dung và phương pháp giáo dục – đào tạo, trong các chính sách nhất là chính sách công bằng xã hội. Phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường đối với giáo dục – đào tạo.

Thực sự coi giáo dục – đào tạo là quốc sách hàng đầu. Giáo dục – đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là những nhân tố cơ bản thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với giáo dục – đào tạo, đặc biệt là chính sách ưu đãi đầu tư và chính sách tiền lương. Có các giải pháp mạnh mẽ để phát triển giáo dục.

Giáo dục – đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước và toàn dân. Mọi người đi học, học thường xuyên, học suốt đời. Mọi thành viên

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển ngành giáo dục- đào tạo Việt Nam, thực trạng và giải pháp (Trang 70)