- Liên kết giữa doanh nghiệp và Nhà trường: Đây là mô hình không mới đối với các nước trên thế giới nhưng còn khá mới mẻ đối với Việt Nam.
4.6. Trao quyền chủ động sử dụng vốn đầu tư cho các đơn vị giáo dục đào tạo.
môi trường tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của từng khu vực.
Thường xuyên tiến hành đổi mới trang thiết bị giảng dạy, hiện đại hoá, đồng bộ hoá với hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật. Nhất là đối với các trường đào tạo nghề, các trường kỹ thuật, công nghệ cao, việc đẩy mạnh khai thác các nguồn lực, tăng cường xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật nhà trường theo hướng chuẩn hoá hiện đại hoá bắt kịp với sự thay đổi không ngừng của khoa học – công nghệ trên thế giới. Cần dành ưu tiên cho việc xây dựng và củng cố phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, thư viện, trang bị phòng máy tính nối mạng, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, chương trình, giáo trình.
Các địa phương không nên quá trông chờ, ỷ lại vào ngân sách Nhà nước trong việc cấp phát vốn xây dựng hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật trường học. Cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm nguồn vốn, huy động vốn đóng góp của cộng đồng dân cư và các tổ chức nhằm không ngừng cải tiến hệ thống trường lớp. Bên cạnh đó các địa phương cũng phải lập quy hoạch về địa điểm và đất đai cho việc xây dựng các trường học, đáp ứng yêu cầu phát triển về quy mô và đảm bảo yêu cầu về diện tích tối thiểu cho các trường học.
4.6. Trao quyền chủ động sử dụng vốn đầu tư cho các đơn vị giáo dục - đào tạo. tạo.
4.6.1 Thiết lập mô hình tự chịu trách nhiệm trong thu chi ở các trường công lập.
Đây cũng là một nội dung để thực hiện mục tiêu xã hội hoá giáo dục. Trong NĐ 10 của Chính phủ đã khẳng định “tự chủ tài chính” là bao gồm: nhà trường phải xác định nhiệm vụ chính trị của mình (mục tiêu, yêu cầu
đào tạo...) để từ đó đặt ra kế hoạch thực hiện, yêu cầu đầu tư. Kế hoạch này phải được công khai bàn bạc trong hội đồng nhà trường và lấy ý kiến phụ huynh. Hội đồng nhà trường và phụ huynh sẽ giám sát quá trình thực hiện. Tương tự như vậy, Liên Bộ Tài chính, GD – ĐT và Nội vụ vừa ban hành thông tư 21 hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập hoạt động có thu (CSGD – ĐT CT). Theo đó, các cơ sở này được chủ động nhiều khoản trong việc chi trả tài chính. Theo thông tư, các cơ sở giáo dục này có 11 khoản thu sự nghiệp và 11 khoản chi thường xuyên. CSGD – ĐT CT tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên thì được giao dự toán ổn định trong ba năm. Cơ quan chủ quản không giao số thu sản xuất cung ứng dịch vụ cho CSGD – ĐT. Trường hợp đơn vị tiết kiệm chi kinh phí thường xuyên hoặc tăng thu phần phí và lệ phí được để lại so với dự toán được giao thì đơn vị được sử dụng toàn bộ nguồn kinh phí tiết kiệm và số tăng thu để bổ sung quỹ tiền lương và kinh phí hoạt động của đơn vị. Trường hợp hụt so với dự toán được giao thì đơn vị phải điều chỉnh giảm chi tương ứng. Thủ trưởng CSGD – ĐT CT được quyền sắp xếp lại cán bộ, công chức, viên chức được giao để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị. Khi các trường được giao tự chủ tài chính, các hoạt động đầu tư của cơ sỏ giáo dục – đào tạo sẽ đạt hiệu quả cao hơn, phù hợp với tình hình thực tế của mỗi nhà trường, bên cạnh đó còn khắc phục tình trạng lãng phí và sử dụng ngân sách nhà nước kém hiệu quả.
4.6.2 Khuyến khích thành lập các trường ngoài công lập có sự quản lý của Nhà nước.
vì mục tiêu hoạt động của các trường này là vì lợi nhuận Cơ chế hoạt động và quản lý tài chính của các trường ngoài công lập là tương đối hiệu quả, tất cả vì một mục tiêu làm thế nào để đồng vốn bỏ ra có khả năng sinh
lời cao nhất, đạt hiệu quả cao nhất. Trường ngoài công lập hoạt động theo cơ chế thị trường, học phí của trường phản ánh chất lượng dịch vụ mà trường mang tới cho các học viên, điều này thúc đẩy trường đầu tư nâng cao chất lượng giảng dạy. Tuy nhiên vì hoạt động vì lợi nhuận nên việc nghiên cứu khoa học hay đầu tư trang thiết bị đắt tiền vào những lĩnh vực giảng dạy như công ngệ cao là tương đối khó khăn đối với những trường có quy mô trung bình nhỏ. Cơ chế hoạt động của các trường này giống như hình thức hoạt động của một công ty. Mỗi trường có Hội đồng trường hay chính là Hội đồng quản trị, hội đồng này có trách nhiệm yêu cầu Hiệu trưởng đưa ra những chính sách để đáp ứng yêu cầu của học viên. Bên cạnh đó trường liên kết, tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp, các tổ chức về chương trình đào tạo để có thể đáp ứng nhu cầu xã hội. Dĩ nhiên thu và chi cũng như nội dung cơ bản ở các trường này vẫn nằm dưới sự điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Nhà nước cũng hỗ trợ gián tiếp đối với các trường trên bằng cách ưu đãi trong thu thuế trong một số năm hay có thể gián tiếp hỗ trợ sinh viên thông qua việc bảo lãnh cho học viên vay tiền tại các ngân hàng để trả tiền học phí.
KẾT LUẬN
. Với tư cách là một sinh viên năm cuối, ý thức được vai trò to lớn của giáo dục- đào tạo đối với việc bồi dưỡng thế hệ trẻ tinh thần yêu nước, yêu quê hương, gia đình và tự tôn dân tộc, tinh thần hiếu học, chí tiến thủ lập nghiệp, không cam chịu nghèo hèn,... Qua chuyên đề tốt nghiệp tôi đã có một cái nhìn sâu sắc hơn về thực trạng đầu tư phát triển giáo dục- đào tạo Việt Nam và tôi mạnh dạn đưa ra những đề xuất và kiến nghị của mình mong được góp phần nhỏ bé vào công cuộc phát triển ngành Giáo dục- đào tạo nước nhà, đưa nền GD Việt Nam sánh ngang tầm với những nền giáo dục cao trên thế giới.
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng chuyên đề của tôi cũng không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự chỉ bảo của thầy giáo cùng Ban lãnh đạo của Viện chiến lược phát triển. Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ tận tình của TS. Nguyễn Hồng Minh và Ban lãnh đạo Viện đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này!
MỤC LỤC