Doanh thu và tốc độ tăng trưởng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành Công nghiệp phụ trợ thuộc ngày Công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 36)

Việt nam có bờ biển dài 3.250 km rất thuận lợi cho ngành CNĐT có thể phát triển, với nhiều địa điểm có thể xây dựng các cảng nước sâu có cơ hội để đón nhận xu thế đầu tư, công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay.

Ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam được hình thành từ rất sớm. Tuy nhiên, đến những năm của 1990 – 1996, ngành CNĐT của nước ta đã gặp rất nhiều khó khăn, cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu thốn, lạc hậu; các nhà máy chủ yếu được xây dựng vào những năm 1960-1980 đã xuống cấp trầm trọng; hoạt động chủ yếu của ngành là sửa chữa tàu hàng trong nước có trọng tải nhỏ; năng lực cạnh tranh còn thấp, cả nước chỉ có khoảng 16 nhà máy đóng tàu. Vào năm 1996, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 69/2006/QĐ-TTg ngày 31/1/1996 về việc thành lập Tổng công ty CNĐT Việt Nam hoạt động theo mô hình Tổng công ty 91, mở ra cơ hội phát triển rất lớn cho ngành CNĐT của đất nước.

Được sự quan tâm, khích lệ của Chính phủ, ngành CNĐT đã không ngừng đổi mới về mọi mặt như nâng cao trình độ quản lý, chú trọng hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ, tổ chức lại hoạt động sản xuất kinh doanh,… Cho đến nay, ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã có thể đóng và xuất khẩu các loại tàu có sức chở đến 53.000 DWT, cho các chủ tàu Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ðức, Ðan Mạch, Nga. Từng bước đầu tư nâng cao năng lực đóng mới và sửa chữa các loại tàu có tính năng phức tạp như: tàu chở container 1.700 TEU (tương đương sức chở 22 nghìn tấn), tàu chở dầu 13.500

tấn, tàu hút bùn 1.500 m3/giờ, tàu cao tốc, tàu kéo 6.000 sức ngựa... và đang triển khai đóng các loại tàu có sức chở hơn 100 nghìn tấn.

Sự kiện Vinashin vừa bàn giao chiếc tàu 53.000 DWT - tàu lớn nhất từ trước tới nay được đóng mới tại Việt Nam cho thấy, CNĐT sẽ sớm trở thành một trong nhóm hàng xuất khẩu mới của Việt Nam nếu được đầu tư đúng hướng.

Trong nhiều năm qua, ngành CNĐT luôn có sự tăng trưởng cao và ổn định. Tình hình phát triển của ngành CNĐT Việt Nam được thể hiện thông qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.1: Doanh thu ngành CNĐT giai đoạn 2005-2008

STT Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

1 Tổng giá tri doanh thu (tỷ đồng) 4.152 6.062 9.821 14.435 2 Tốc độ tăng trưởng doanh thu (%) 52 46 62 47

(Nguồn: Các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Vinashin).

Qua bảng trên ta thấy rằng giá trị doanh thu của ngành CNĐT là khá cao, đạt 4.152 tỷ đồng năm 2005, 6.062 tỷ đồng năm 2006, 9.821 tỷ đồng năm 2007 và tới năm 2008 đã là 14.435 tỷ đồng. Và tốc độ tăng trưởng rất cao, bình quân 50% năm. Chỉ trong vòng 4 năm kể từ 2005 tới 2008, giá trị doanh thu đã tăng hơn gấp 3 lần.

Vinashin là Tập đoàn công nghiệp tàu thủy lớn nhất Việt Nam (chiếm khoảng 80% thị phần của cả nước), đang có 29 nhà máy đóng tàu ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam như nhà máy Nam Triệu, Bạch Đằng, Phà Rừng, Hạ Long… Ngoài ra tập đoàn đang tiến hành xây dựng mới một số nhà máy đóng tàu nhằm nâng cao năng lực đóng mới lên tới 300.000 DWT như Hải Hà (Quảng Ninh), Dung Quất (Quảng Ngãi), Soài Rạp (Tiền Giang)…

Tính tới năm 2008, thị phần ngành CNĐT của Việt Nam so với thế giới chiếm khoảng 0,78% với số lượng đơn đặt hàng đứng thứ 5 thế giới. Điều này

được chứng minh qua bảng thống kê các đơn hàng còn hiệu lực tính đến tháng 3 năm 2008.

Bảng 2.2: Các đơn hàng còn hiệu lực tính đến tháng 3 năm 2008

ST T Nước Tàu chở hàng khô Tàu chở container Tàu chở dầu Tàu chở hàng rời Tàu chở ô tô Tổng 1 Hàn Quốc 602 46.279 87.985 51.929 1.040 187.835 2 Trung Quốc 5.991 15.721 43.904 103.120 740 169.476 3 Nhật Bản 1.507 4.794 31.600 64.387 1.509 103.797 4 Philippines - 2.263 232 5.460 53 8.008 5 Việt Nam 492 153 777 2.833 166 4.421 6 Ấn Độ 189 - 66 3.618 31 3.904 7 Romani 47 1.927 495 1.143 - 3.612 8 Đài Loan - 3.541 - - - 3.541 9 Thổ Nhĩ Kỳ 101 440 1.985 870 - 3.396 10 Đức 351 2.510 194 94 155 3.304

(Nguồn: Tạp chí fairplay số tháng 3 năm 2008) 2.1.1.2. Cơ cấu sản phẩm của ngành CNĐT

Về cơ cấu đóng góp của các loại tàu trong ngành CNĐT, chúng ta có các loại tàu chính là: tàu chở hàng rời, tàu chở dầu, tàu chở container, và một số loại tàu khác. Doanh thu đóng góp và tỷ trọng cơ cấu bình quân của từng loại tàu trong giai đoạn 2000 - 2008 được thể hiện thông qua bảng dưới đây:

Bảng 2.3: Doanh thu và cơ cấu đóng góp bình quân trong ngành CNĐT giai đoạn 2000-2008

Loại tàu Doanh thu (Triệu USD) Cơ cấu (%)

Tàu chở hàng rời 2.095,1 73%

Tàu chở dầu 114,8 4%

Tàu chở container 315,7 11%

Các loại tàu khác 344,4 12%

Tổng 2.870 100%

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Vinashin 2008).

73%

4% 11%

12%

Tàu chở hàng Tàu chở dầu Tàu chở container Các loại khác

Qua bảng trên ta thấy ngành CNĐT của nước ta chủ yếu sản xuất tàu chở hàng rời, tỷ trọng chiếm tới 73% và doanh thu cao nhất, đạt 2.095,1 triệu USD, tàu chở container chiếm 11% tỷ trọng và 315,7 triệu USD. Còn lại các loại tàu khác còn chiếm tỷ trọng rất nhỏ. Đây là những loại tàu thông thường, mức đòi hỏi về kỹ thuật cũng ở mức trung bình, do đó giá trị gia tăng không lớn. Vì vậy, chúng ta nên phát triển đa dạng hóa các loại tàu khác hơn nữa trong tương lai.

2.1.1.3. Năng lực đóng mới

Năng lực đóng mới của Việt Nam hiện nay tại các nhà máy của Vinashin có thể đóng mới các loại tàu chở hàng rời trọng tải 70.000 DWT, tàu chở container 2.000 TEU, tàu dầu 105.000 DWT, tàu chở khí hóa lỏng 4.500 m3.

Bảng 2.4: Năng lực đóng mới của ngành CNĐT Việt Nam hiện nay.

Chủng loại tàu Cỡ tàu

Tàu chở hàng rời Đến 70.000 DWT

Tàu chở container Đến 2.000 TEU

Tàu chở dầu Đến 105.00 DWT

Các loại tàu khác (Tàu chở khách, cứu hộ, quân sự…)

Nhiều kích cỡ khác nhau

(Nguồn: Đề án phát triển của Tập đoàn Vinashin giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2015).

Vinashin bắt đầu với các seri tàu như: tàu chở hàng 6.500 DWT, 11.500 – 12.500 DWT, 15.000 DWT, 22.5000 DWT; tàu dầu 13.500 DWT;

tàu container 564 TEU, 1016 TEU,... cho các chủ tàu trong nước là Tổng công ty hàng hải Việt Nam, công ty vận tải Biển Đông, công ty vận tải Viễn Dương Vinashin.

Hiện nay, Việt Nam đang đầu tư xây dựng mới nhiều nhà máy mới có quy mô và năng lực lớn thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam để có thể đóng được các loại tàu trọng tải tới 300.000 DWT vào năm 2015. Đây là những loại tàu có trọng tải lớn mà các nước có truyền thống đóng tàu như Đan Mạch, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có thể làm được. Trong năm 2007, Trung Quốc đã xây dựng mới 25 ụ tàu có thể đóng các tàu trọng tải tới 300.000 DWT. Như vậy, năng lực đóng mới của Việt Nam có thể nói là còn khá thấp.

Tuy nhiên, với tình hình phát triển hiện tại của ngành CNĐT, chắc chắn trong tương lai, ngành CNPT đóng tàu sẽ có nhiều cơ hội, tiềm năng để phát triển.

2.1.2. Khái quát về tình hình phát triển của ngành CNPT thuộc ngành đóng tàu tàu

Những năm qua, ngành công nghiệp tàu thủy của nước ta có bước phát triển nhanh, nhưng hiệu quả còn hạn chế và chưa vững chắc. Trước vận hội mới, để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, vấn đề đặt ra cho công nghiệp tàu thủy trong những năm tới là phải tập trung phát triển CNPT.

Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia, CNĐT Việt Nam hiện chủ yếu vẫn là lắp ráp. Hợp đồng đóng tàu mới dừng lại ở trình độ làm gia công theo thiết kế các loại, mẫu mã, vật tư, nguyên liệu, động cơ, cũng như giám sát, đăng kiểm... đều của nước ngoài.

Cho đến nay có trên 90% nguyên, vật liệu, trang thiết bị phục vụ đóng, sửa chữa tàu biển trong nước phải nhập khẩu. Tỷ lệ nội địa hóa của ngành CNĐT khoảng 10%.

Theo Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Phạm Thanh Bình, nguồn vốn đầu tư vào ngành CNPT còn quá hạn chế. Vì vậy, đến nay, cơ bản nước ta chưa có CNPT cho ngành đóng tàu, hầu hết vật tư, máy móc phải nhập khẩu, dẫn đến giá trị gia tăng trong sản phẩm đóng tàu nhỏ bé, sức cạnh tranh thấp. Tập đoàn đang tập trung củng cố, hoàn thiện các cơ sở hiện có, nâng cấp, đầu tư trang, thiết bị, công nghệ tại ba khu vực: Hải Phòng- Quảng Ninh, miền trung và miền nam hình thành hệ thống CNPT.

Để hiểu rõ hơn ngành CNPT đóng tàu, chúng ta có thể tiếp cận từ 3 góc độ: xét theo thành phần của ngành CNPT, xét theo địa bàn bố trí và xét theo các loại hình doanh nghiệp tham gia.

(1) Xét theo thành phần của ngành CNPT đóng tàu bao gồm phần cứng và phần mềm. Trong đó:

(a) Phần cứng: hiện nay, ngành CNPT đóng tàu ở Việt Nam bao gồm các doanh sản xuất thép (trong đó có thép hình, thép tấm, thép ống), các doanh nghiệp sản xuất động cơ, nội thất kim loại, vật tư tổng hợp, điện chiếu sáng, ống nhựa cốt sợi thủy tinh, máy và thiết bị hàn cắt, điện lạnh, cáp tàu thủy, chế tạo bơm, sơn tàu thủy, sản xuất vật liệu tàu thủy

(b) Phần mềm: Bao gồm các doanh nghiệp tư vấn và đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn mua sắm. Đây là những ngành cung cấp các dịch vụ có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh vật chất của ngành. Tuy nhiên, các lĩnh vực này ở Việt Nam còn chưa phát triển hoặc phát triển rất manh mún, rời rạc.

(2) Xét theo địa bàn bố trí các cơ sở sản xuất sản phẩm CNPT.

Ngành CNPT của Việt Nam được bố trí hầu hết ở các khu vực ven sông, biển vì nó thuận lợi cho việc vận chuyển, đáp ứng nhu cầu của tại chỗ

cho các cơ sở đóng tàu. Tuy nhiên, Việt Nam lại có toàn bộ chiều dài của đất nước tiếp giáp với biển đông nên các cơ sở sản xuất sản phẩm phụ trợ cũng được phân bổ khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam.

Một số tỉnh thành được xây dựng các cơ sở sản xuất sản phẩm phụ trợ trên đất nước như Việt Trì, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Hòn Gai, Cái Lân, Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mau… Đây đều là những tỉnh thành phố có các cơ sở đóng tàu lớn của đất nước. Ngoài ra, còn có Hà Tây (Hà Nội 2), Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên,…

(3) Xét theo các loại hình doanh nghiệp tham gia.

Các doanh nghiệp tham gia sản xuất sản phẩm phụ trợ đóng tàu chủ yếu là các công ty TNHH, công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần liên kết với cách doanh nghiệp đóng tàu thông qua mối quan hệ công ty con hay công ty liên kết.

Chúng ta có một số các công ty sản xuất sản phẩm CNPT đóng tàu như sau:

Đơn vị: tỷ đồng

ST T

Tên công ty Lĩnh vực SXKD chủ yếu Năm 2008

Sản lượng Doanh thu 1 Công ty TNHH 1 thành viên CNTT Cái Lân – Vinashin Chuyên sản xuất về thép, điện 560,425 435,102 2 Công ty CP công nghiệp tàu thủy Shinec Nội thất và vật liệu xây dựng… 820,885 764,160 3 Công ty CP đầu tư Kansai – Vinashin Sản xuất thép ống, thép hình… 786,674 457,579 4 Công ty CP Cửu Long Vinashin Thép, vật liệu tổng hợp,… 4.604,350 4.150,850 5 Công ty thép Vân Thái Vinashin. Chuyên về các loại thép 49,500 25,497 6 Công ty TNHH 1 thành viên CNTT Vu Lai. Thép, thiết bị tàu thủy,… 86,302 71,185 7 Công ty cơ khí chính xác Vinashin. Động cơ, thiết bị tự động hóa... 255,000 198,506 8 Công ty xây lắp & CNTT miền Trung Điện, động cơ, ống nhựa,… 570,895 525,000 9 Công ty CP sơn tàu biển Vinashin Chuyên về sơn tàu thủy 56,600 50,971

10 Công ty tôn Vinashin Chuyên về các loại tôn 214,682 157,500

11 Công ty CP Công nghệ điện lạnh Vinashin Các thiết bị điện lạnh 21,948 10,000 12 Công ty CP máy & Thiết bị hàn cắt Quang Trung Máy cắt, thiết bị hàn, que hàn 49,271 44,209

Mục tiêu phấn đấu, sau năm 2010, CNPT cung cấp được một số vật tư, máy móc, thiết bị chiếm tỷ lệ 60% giá trị con tàu, sau năm 2015, đạt tỷ lệ hơn 70%, bảo đảm cho ngành công nghiệp tàu thủy đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường đóng tàu quốc tế.

Nhìn chung ngành CNPT Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn sơ khai, yếu kém, manh mún. Số lượng các doanh nghiệp phụ trợ nội địa mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất các chi tiết, linh kiện đơn giản và cơ cấu giá trị nội địa hóa rất nhỏ.

2.2. Đánh giá sự phát triển của ngành CNPT thuộc ngành CNĐT Việt Nam. Nam.

2.2.1. Thực trạng phát triển theo các tiêu chí phản ánh sự phát triển của ngành. ngành.

2.2.1.1. Tốc độ và quy mô tăng trưởng của ngành.

Tốc tộ tăng trưởng của ngành CNPT ngành đóng tàu trong những năm 2005-2008 đã có sự phát triển khá cao nhưng thực chất quy mô còn nhỏ.

Bảng 2.6: Quy mô và tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành CNPT ngành đóng tàu giai đoạn 2005-2008.

ST

T Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

1 Tổng giá tri doanh thu (tỷ đồng) 1.801 2.166 2.823 7.220 2 Tốc độ tăng trưởng (%) 20,25 30,34 30,33 155,76

(Nguồn: Các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Vinashin).

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng tổng doanh thu của ngành CNPT của nước ta từ năm 2007 trở về trước là rất nhỏ, chỉ đạt 1.801 tỷ đồng vào năm 2005, 2.166 tỷ đồng năm 2006, và 2.823 năm 2007, nhưng đến năm 2008, con số này là 7.220 tỷ đồng. Trong đó, đóng góp lớn nhất là công ty cổ

phẩn Cửu Long Vinashin với 4.150 tỷ đồng, công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Shinec với 764 tỷ đồng, công ty TNHH 1 thành viên Cái Lân 435 tỷ đồng, công ty CP đầu tư Kansai – Vinashin là 543 tỷ đồng,…

Từ năm 2007 tới năm 2008, với tốc độ tăng trưởng chưa từng có là 155.76%, có thể nói đây là một sự phát triển thần kỳ, vượt bậc, nó thể hiện tiềm năng lớn mạnh của ngành CNPT đóng tàu Việt Nam trong tương lai sắp tới.

Đây là do nhà nước là các doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm tới ngành từ một vài năm gần đây, và đã có nhiều dự án đầu tư xây dựng các khu CNPT được hoàn thành và bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2008 nên tốc độ tăng trưởng của ngành có sự khác biệt như vậy.

Tại buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) vào ngày 11/2/2009, Thủ tướng Chính phụ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: Vinashin cần tập trung đầu tư vào hai ngành chính là đóng tàu và CNPT.

Theo đó, ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã báo cáo với Thủ tướng việc Vinashin đã có chiến lược đầu tư vào ngành CNPT để ít nhất trong khoảng 1 – 2 năm nữa có thể tăng tỷ lệ nội địa hóa lên từ 50 – 70%.

2.2.1.2. Tỷ lệ nội địa hóa của ngành.

Tỷ lệ nội địa hóa của ngành CNĐT hiện nay khoảng 11,5%. Đây là một con số quá nhỏ so với 70-90% tỷ lệ nội địa hóa của Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan..(Theo http://dddn.com.vn).

Ngành CNPT thực sự còn rất hạn chế so với các nước có ngành CNĐT phát triển trên thế giới, đặc biệt là ngành cơ khí chế tạo máy, chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu trong nước với các loại máy đơn giản mà thôi.

Bảng 2.7: Tỷ trọng và tỷ lệ nội địa hóa của một số thiết bị-vật tư-thiết kế.

Đơn vị: %

Hạng mục Tỷ trọng Tỷ lệ nội địa hóa

Thép tấm Thép hình Thép ống 35 3 0,4 0 Động cơ chính 12 3 Máy phát điện 4 0 Chân vịt 2 0,4 Hệ trục 2 0 Nắp hầm hàng 4 0,5 Vật liệu nội thất 3 0,5

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành Công nghiệp phụ trợ thuộc ngày Công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w