Các thành phần khác

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành Công nghiệp phụ trợ thuộc ngày Công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 54 - 57)

Các thành phần khác như nắp hầm hàng, máy lái, hệ thống điều khiển, nội thất tàu thủy, các loại tời làm dây, tủ bảng điện, bơm van và các phụ tùng, vật liệu khác đang được Vinashin liên doanh với các hãng nước ngoài và triển khai xây dựng các nhà máy sản xuất.

Cụ thể:

- Vinashin đã liên doanh với MacGergor để chế tạo các nắp hầm hàng lớn đóng mở thuỷ lực cho các tàu 53.000 DWT, tàu container 1.700TUE và xuất khẩu sang các nước thứ ba.

- Đàm phán liên doanh với Rolls Royce (Anh) để chế tạo máy lái và hệ thống điều khiển tàu tại Việt Nam được triển khai từ năm 2008, dự kiến cuối năm 2009 sẽ hoàn thành.

- Toàn bộ nội thất tàu thủy đang được chế tạo tại liên doanh Sejin Vinashin và một số nhà máy CNPT khác của Vinashin.

- Các loại tời làm dây, làm neo, xích neo, các trang thiết bị trên boong cũng sẽ được chế tạo theo thiết kế và tiêu chuẩn quốc tế tại các nhà máy CNPT Vinashin trong năm 2008 – 2010.

- Các loại tủ bảng điện, cáp điện tàu thủy, bơm van và các phụ tùng tàu thủy sẽ được Vinashin chế tạo từ năm 2008 – 2010.

- Các loại vật tư, phụ tùng khác như sơn tàu thủy, vật liệu hàn, các loại bulong,…Trong đó, Việt Nam đã xây dựng và đưa vào sản xuất nhà máy sơn Vinashin từ năm 2008. Que hàn và dây hàn tự động đã được

sản xuất tốt tại Nam Triệu. Sứ lót hàn đang được sản xuất thủ nghiệm tại nhà máy sứ Hoàng Liên Sơn. Các loại bulong, ốc vít đang được triển khai xây dựng nhà máy, dự kiến cuối năm 2009 sẽ có sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế.

Ước tính doanh thu mà các ngành này tạo ra trong năm 2008 là khoảng 2.000 tỷ đồng, chiếm gần 30% tổng doanh thu của cả ngành CNPT, so với năm 2007 chỉ có 620 tỷ đồng. Như vậy, có thể nói Việt Nam đã rất nỗ lực đầu tư phát triển vào ngành CNPT đóng tàu trong năm 2008 và tập trung chủ yếu vào hai ngành quan trọng nhất là thép và động cơ đóng tàu (hai ngành này chiến tới gần 70% doanh thu của cả ngành). Đây đang là một hướng đi đúng đắn của ngành CNPT đóng tàu Việt Nam.

Nhận xét:

Trong đóng tàu thì vỏ tàu và máy tàu là hai yếu tố quan trọng nhất, chiếm tỷ lệ lớn nhất về giá trị con tàu. Do đó, nếu chế tạo được thép đóng tàu và máy tàu cùng với hệ thống trục chân vịt thì chúng ta đã có tỷ lệ nội địa hóa tăng thêm được 30%. Đây là hai yếu tố then chốt cần được đầu tư phát triển. Thực tế, chúng ta cũng đã và đang đầu tư rất lớn vào hai lĩnh vực này và đã thu được những thành tựu nhất định như phân tích ở trên. Trong tương lai cần tiếp tục mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ công nhân viên, tiến tới tự cung cấp hoàn toàn phục vụ cho ngành đóng tàu.

Ngoài ra, các ngành CNPT khác cần được lựa chọn phát triển trên cơ sở năng lực hiện có của chúng ta và khả năng hợp tác chuyển giao công nghệ với nước ngoài. Đó là các ngành:

- Chế tạo tủ bảng điện, dây cáp điện, các loại máy phụ và phụ kiện đường ống, các loại tời làm dây, làm neo, xích neo, các thiết bị trên boong. Đây đều là những yếu tố sử dụng nhiều thép, yêu cầu về mặt kỹ thuật trung

bình. Chúng ta có thể tận dụng ngành thép đang trong giai đoạn phát triển để phục vụ cho việc chế tạo các linh kiện này.

- Chế tạo nội thất tàu thủy. Sản phẩm của ngành này rất đa dạng, phong phú, với nhiều mẫu mã, nhiều tầng lớp chất lượng nên Việt Nam hoàn toàn có thể lựa chọn cho mình một số các sản phẩm phù hợp để sản xuất. Mặt khác, nguyên liệu để sản xuất nội thất tàu thủy thường là gỗ, cao su, thép, nhựa tổng hợp. Mà đây cũng là những vật liệu ở Việt Nam có sẵn nên rất thuận lợi để phát triển các ngành này.

- Chế tạo vật liệu phụ như: vật liệu hàn, sơn, bulong, ốc vít,... Đây cũng là những mặt hàng đơn giản hơn so với các mặt hàng phụ trợ khác và Việt Nam cũng đã đầu tư phát triển. Chúng ta đã có những nhà máy sản xuất que hàn, sơn ở Tổng công ty Nam Triệu, Phà Rừng,… Trong tương lai, cần tiếp tục phát huy nền tảng có sẵn kết hợp với mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng sản phẩm góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa cho ngành đóng tàu. Nếu làm tốt các ngành này có thể đảm bảo từ 10 – 20% tỷ lệ nội địa hóa.

Còn các ngành như chế tạo nắp hầm hàng, máy lái và hệ thống điều khiển, đây là những sản phẩm yêu cầu về mặt kỹ thuật cao, chúng ta chưa tự chế tạo sản xuất được. Hiện tại chúng ta đang liên doanh, liên kết với các hãng nổi tiếng như Rolls Royce, MacGergor để sản xuất các thiết bị này.

Đối với các cường quốc đóng tàu hiện nay như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản thì tỷ lệ nội địa hóa đạt 70 – 80% do có sự phát triển đồng bộ các ngành CNPT phục vụ đóng tàu. Nhưng trong giai đoạn đầu phát triển họ cũng chỉ ưu tiên phát triển một số ngành mũi nhọn. Như Hàn Quốc, Trung Quốc, họ đã tập trung vào phát triển ngành thép, động cơ chính, động cơ phụ, nắp hầm hàng, nội thất, vật liệu hàn,… Họ đã tập trung đầu tư phát triển các ngành có yêu cầu kỹ thuật cao, quan trọng nhất đối với con tàu. Vì họ là những nước đi đầu trong CNĐT, trước họ , chưa có ai đủ sức phát triển các ngành đó để có thể

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành Công nghiệp phụ trợ thuộc ngày Công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w