Giải pháp về phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành Công nghiệp phụ trợ thuộc ngày Công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 75 - 77)

Vấn đề đặt ra hiện nay đối với ngành CNĐT là nhân lực và vốn. Do tốc độ tăng trưởng của ngành CNPT ngày càng cao, nên mỗi năm cần bổ sung khoảng 1.000 công nhân kỹ thuật phục vụ cho ngành, việc đào tạo thực tế là

có thể theo kịp. Mặt khác, chất lượng thực tế của nguồn nhân lực phục vụ trong ngành CNPT đóng tàu là còn thấp. Vấn đề của chúng ta là cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này.

Bài toán về nguồn nhân lực là một bài toán khó và nan giải nhất đối với ngành CNPT đóng tàu Việt Nam. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, từ đó, giảm giá thành sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh của ngành nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO.

(1) Đối với đội ngũ lao động hiện có, chúng ta có một số giải pháp để nâng cao chất lượng sau:

- Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam chủ động tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao tay nghề cho đội ngũ công nhân kỹ thuật phục vụ trong ngành CNPT về khả năng sử dụng công nghệ mới trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Bên cạnh đó, Tập đoàn cần có sự phối hợp, liên kết với các bộ, ban ngành, các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước xây dựng chương trình đào tạo một cách bài bản, hệ thống để đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho đội ngũ công nhân kỹ thuật của ngành. Đối với đội ngũ đang làm việc này, Tập đoàn nên tập trung đào tạo chuyên sâu từng lĩnh vực vỏ tàu, máy chính, nồi hơi,... Không nên đào tạo lại một cách bao quát chung chung.

(2) Đối với công tác đào tạo mới:

Để tránh tình trạng học viên sau khi ra trường vẫn cần một khoảng thời gian dài để đào tạo lại gây lãng phí cho cả hai bên, Ngành CNĐT và ngành CNPT cần phối hợp thực hiện các giải pháp sau:

- Rà soát lại toàn bộ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, các trường dạy nghề cùng với chương trình đào tạo hiện nay về ngành CNĐT và ngành CNPT thành một hệ thống thống nhất, tập trung, và khoa học.

- Xây dựng hệ thống tiêu chuẩn về chất lượng đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực. Căn cứ vào đó, các trường trong hệ thống đào tạo chuyên ngành có thể xây dựng cho mình những chương trình đào tạo tốt nhất.

- Đồng thời, ngành CNĐT cũng xây dựng những chương trình nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, đầu tư đổi mới trang thiết bị dạy và học, tăng thời gian thực hành cho học viên,...

- Cử lao động có tay nghề cao, đội ngũ giáo viên trẻ đi thực tế tại các doanh nghiệp đóng tàu tiên tiến của nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm, rút ra các bài học cho Việt Nam trong vấn đề trình độ kỹ thuật, trình độ quản lý.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành Công nghiệp phụ trợ thuộc ngày Công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 75 - 77)