Thực trạng phát triển theo các tiêu chí phản ánh sự phát triển của ngành

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành Công nghiệp phụ trợ thuộc ngày Công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 45 - 49)

trường đóng tàu quốc tế.

Nhìn chung ngành CNPT Việt Nam vẫn đang ở trong giai đoạn sơ khai, yếu kém, manh mún. Số lượng các doanh nghiệp phụ trợ nội địa mới chỉ dừng lại ở khâu sản xuất các chi tiết, linh kiện đơn giản và cơ cấu giá trị nội địa hóa rất nhỏ.

2.2. Đánh giá sự phát triển của ngành CNPT thuộc ngành CNĐT Việt Nam. Nam.

2.2.1. Thực trạng phát triển theo các tiêu chí phản ánh sự phát triển của ngành. ngành.

2.2.1.1. Tốc độ và quy mô tăng trưởng của ngành.

Tốc tộ tăng trưởng của ngành CNPT ngành đóng tàu trong những năm 2005-2008 đã có sự phát triển khá cao nhưng thực chất quy mô còn nhỏ.

Bảng 2.6: Quy mô và tốc độ tăng trưởng doanh thu của ngành CNPT ngành đóng tàu giai đoạn 2005-2008.

ST

T Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

1 Tổng giá tri doanh thu (tỷ đồng) 1.801 2.166 2.823 7.220 2 Tốc độ tăng trưởng (%) 20,25 30,34 30,33 155,76

(Nguồn: Các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Vinashin).

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy rằng tổng doanh thu của ngành CNPT của nước ta từ năm 2007 trở về trước là rất nhỏ, chỉ đạt 1.801 tỷ đồng vào năm 2005, 2.166 tỷ đồng năm 2006, và 2.823 năm 2007, nhưng đến năm 2008, con số này là 7.220 tỷ đồng. Trong đó, đóng góp lớn nhất là công ty cổ

phẩn Cửu Long Vinashin với 4.150 tỷ đồng, công ty cổ phần Công nghiệp tàu thủy Shinec với 764 tỷ đồng, công ty TNHH 1 thành viên Cái Lân 435 tỷ đồng, công ty CP đầu tư Kansai – Vinashin là 543 tỷ đồng,…

Từ năm 2007 tới năm 2008, với tốc độ tăng trưởng chưa từng có là 155.76%, có thể nói đây là một sự phát triển thần kỳ, vượt bậc, nó thể hiện tiềm năng lớn mạnh của ngành CNPT đóng tàu Việt Nam trong tương lai sắp tới.

Đây là do nhà nước là các doanh nghiệp đã bắt đầu quan tâm tới ngành từ một vài năm gần đây, và đã có nhiều dự án đầu tư xây dựng các khu CNPT được hoàn thành và bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2008 nên tốc độ tăng trưởng của ngành có sự khác biệt như vậy.

Tại buổi làm việc của Thường trực Chính phủ với Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) vào ngày 11/2/2009, Thủ tướng Chính phụ Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh: Vinashin cần tập trung đầu tư vào hai ngành chính là đóng tàu và CNPT.

Theo đó, ông Phạm Thanh Bình, Chủ tịch Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam đã báo cáo với Thủ tướng việc Vinashin đã có chiến lược đầu tư vào ngành CNPT để ít nhất trong khoảng 1 – 2 năm nữa có thể tăng tỷ lệ nội địa hóa lên từ 50 – 70%.

2.2.1.2. Tỷ lệ nội địa hóa của ngành.

Tỷ lệ nội địa hóa của ngành CNĐT hiện nay khoảng 11,5%. Đây là một con số quá nhỏ so với 70-90% tỷ lệ nội địa hóa của Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan..(Theo http://dddn.com.vn).

Ngành CNPT thực sự còn rất hạn chế so với các nước có ngành CNĐT phát triển trên thế giới, đặc biệt là ngành cơ khí chế tạo máy, chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu trong nước với các loại máy đơn giản mà thôi.

Bảng 2.7: Tỷ trọng và tỷ lệ nội địa hóa của một số thiết bị-vật tư-thiết kế.

Đơn vị: %

Hạng mục Tỷ trọng Tỷ lệ nội địa hóa

Thép tấm Thép hình Thép ống 35 3 0,4 0 Động cơ chính 12 3 Máy phát điện 4 0 Chân vịt 2 0,4 Hệ trục 2 0 Nắp hầm hàng 4 0,5 Vật liệu nội thất 3 0,5 Thiết bị boong 2 0

Sơn tàu biển 2 0,7

Nồi hơi 1 0,8 Hệ van-bơm 3 0,1 Tủ bảng, cáp điện 2 0,1 Vật tư phụ 4 1,5 Thiết kế tàu 2 0 Các thiết bị khác 22 0,5 Tổng 100 11,5

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Vinashin)

Ta biết rằng thân tàu và động cơ chính là hai bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị con tàu, và ở Việt Nam hai bộ phận này chiếm 6,4/11,5 tỷ lệ nội địa hóa chung. Con số này cho thấy Việt Nam đã chú trọng tập trung phát triển hai ngành chủ chốt trong ngành CNPT đóng tàu.

Hầu hết các máy móc, vật tư và thiết bị trên tàu đều được nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan làm cho chi phí sản xuất tàu thủy tăng cao, khả năng cạnh tranh thấp, ảnh hưởng rất lớn tới quá trình phát triển của ngành CNĐT.

Hiện nay, Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam đang tập trung củng cố, hoàn thiện các cơ sở sản xuất CNPT hiện có, nâng cấp, đầu tư trang thiết bị, công nghệ tại ba khu vực: Hải Phòng – Quảng Ninh, miền Trung và

miền Nam hình thành hệ thống CNPT có thể đáp ứng được mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa lên 60% năm 2015 và 70% năm 2020.

2.2.1.3. Quy mô sử dụng lao động trong nước của ngành.

Số lượng lao động đang hoạt động trong ngành CNPT đóng tàu thuộc Tập đoàn Vinashin là khoảng 5.760 người. Trong đó, chủ yếu là lao động phổ thông, cao đẳng và trung cấp. Còn số lượng lao động có mức trình độ đại học hay trên đại học là thấp. Điều đó được thể hiện thông qua bảng dưới đây:

Bảng 2.8: Cơ cấu trình độ nguồn nhân lực phụ vụ trong ngành CNPT đóng tàu.

Đơn vị: Người

Chỉ tiêu Trên đại học Kỹ sư Cử nhân Cao đẳng, trung cấp Công nhân phổ thông Tổng hiện có Số lao động 3 650 700 310 4.097 5.760

(Nguồn: Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Vinashin)

Trong cơ cấu trình độ nguồn nhân lực hiện có của ngành CNPT thì số người lao động phổ thông là 4.097 người, số lao động cao đẳng và trung cấp là 310 người, cử nhân và kỹ sư là 1350 người nhưng mức trên đại học chỉ có 3 người. Số người có trình độ cao hoạt động trong ngành thấp dẫn tới khả năng lãnh đạo, tổ chức hoạt động không thể đạt được trạng thái tốt nhất, công nhân có trình độ thấp, chủ yếu xuất thân từ ngành nông nghiệp, nông thôn dẫn tới chất lượng của sản phẩm không cao.

Một trong những đặc điểm của ngành CNPT đóng tàu là đòi hỏi nguồn lao động có trình độ tay nghề khá cao. Tuy nhiên, lực lượng lao động của Việt Nam có ưu điểm là giá nhân công rẻ, ý thức làm việc tốt, cần cù, chăm chỉ, khả năng tiếp thu và học hỏi cao, dễ tiếp cận với công việc. Vì vậy, ngành cần có sự quan tâm đầu tư vào công tác giáo dục – đào tạo nghề đúng mức để có một lực lượng lao động đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Đặc biệt là vào giai đoạn năng lực phát triển ngành còn hạn chế như hiện nay.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành Công nghiệp phụ trợ thuộc ngày Công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w