công ty hàng hải Việt Nam, công ty vận tải Biển Đông, công ty vận tải Viễn Dương Vinashin.
Hiện nay, Việt Nam đang đầu tư xây dựng mới nhiều nhà máy mới có quy mô và năng lực lớn thuộc Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam để có thể đóng được các loại tàu trọng tải tới 300.000 DWT vào năm 2015. Đây là những loại tàu có trọng tải lớn mà các nước có truyền thống đóng tàu như Đan Mạch, Hà Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc đã có thể làm được. Trong năm 2007, Trung Quốc đã xây dựng mới 25 ụ tàu có thể đóng các tàu trọng tải tới 300.000 DWT. Như vậy, năng lực đóng mới của Việt Nam có thể nói là còn khá thấp.
Tuy nhiên, với tình hình phát triển hiện tại của ngành CNĐT, chắc chắn trong tương lai, ngành CNPT đóng tàu sẽ có nhiều cơ hội, tiềm năng để phát triển.
2.1.2. Khái quát về tình hình phát triển của ngành CNPT thuộc ngành đóng tàu tàu
Những năm qua, ngành công nghiệp tàu thủy của nước ta có bước phát triển nhanh, nhưng hiệu quả còn hạn chế và chưa vững chắc. Trước vận hội mới, để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh, vấn đề đặt ra cho công nghiệp tàu thủy trong những năm tới là phải tập trung phát triển CNPT.
Tuy nhiên, theo đánh giá của một số chuyên gia, CNĐT Việt Nam hiện chủ yếu vẫn là lắp ráp. Hợp đồng đóng tàu mới dừng lại ở trình độ làm gia công theo thiết kế các loại, mẫu mã, vật tư, nguyên liệu, động cơ, cũng như giám sát, đăng kiểm... đều của nước ngoài.
Cho đến nay có trên 90% nguyên, vật liệu, trang thiết bị phục vụ đóng, sửa chữa tàu biển trong nước phải nhập khẩu. Tỷ lệ nội địa hóa của ngành CNĐT khoảng 10%.
Theo Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Phạm Thanh Bình, nguồn vốn đầu tư vào ngành CNPT còn quá hạn chế. Vì vậy, đến nay, cơ bản nước ta chưa có CNPT cho ngành đóng tàu, hầu hết vật tư, máy móc phải nhập khẩu, dẫn đến giá trị gia tăng trong sản phẩm đóng tàu nhỏ bé, sức cạnh tranh thấp. Tập đoàn đang tập trung củng cố, hoàn thiện các cơ sở hiện có, nâng cấp, đầu tư trang, thiết bị, công nghệ tại ba khu vực: Hải Phòng- Quảng Ninh, miền trung và miền nam hình thành hệ thống CNPT.
Để hiểu rõ hơn ngành CNPT đóng tàu, chúng ta có thể tiếp cận từ 3 góc độ: xét theo thành phần của ngành CNPT, xét theo địa bàn bố trí và xét theo các loại hình doanh nghiệp tham gia.
(1) Xét theo thành phần của ngành CNPT đóng tàu bao gồm phần cứng và phần mềm. Trong đó:
(a) Phần cứng: hiện nay, ngành CNPT đóng tàu ở Việt Nam bao gồm các doanh sản xuất thép (trong đó có thép hình, thép tấm, thép ống), các doanh nghiệp sản xuất động cơ, nội thất kim loại, vật tư tổng hợp, điện chiếu sáng, ống nhựa cốt sợi thủy tinh, máy và thiết bị hàn cắt, điện lạnh, cáp tàu thủy, chế tạo bơm, sơn tàu thủy, sản xuất vật liệu tàu thủy
(b) Phần mềm: Bao gồm các doanh nghiệp tư vấn và đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn mua sắm. Đây là những ngành cung cấp các dịch vụ có liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh vật chất của ngành. Tuy nhiên, các lĩnh vực này ở Việt Nam còn chưa phát triển hoặc phát triển rất manh mún, rời rạc.
(2) Xét theo địa bàn bố trí các cơ sở sản xuất sản phẩm CNPT.
Ngành CNPT của Việt Nam được bố trí hầu hết ở các khu vực ven sông, biển vì nó thuận lợi cho việc vận chuyển, đáp ứng nhu cầu của tại chỗ
cho các cơ sở đóng tàu. Tuy nhiên, Việt Nam lại có toàn bộ chiều dài của đất nước tiếp giáp với biển đông nên các cơ sở sản xuất sản phẩm phụ trợ cũng được phân bổ khắp 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Một số tỉnh thành được xây dựng các cơ sở sản xuất sản phẩm phụ trợ trên đất nước như Việt Trì, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Hòn Gai, Cái Lân, Cần Thơ, Hậu Giang, Cà Mau… Đây đều là những tỉnh thành phố có các cơ sở đóng tàu lớn của đất nước. Ngoài ra, còn có Hà Tây (Hà Nội 2), Hà Nội, Phú Thọ, Thái Nguyên,…
(3) Xét theo các loại hình doanh nghiệp tham gia.
Các doanh nghiệp tham gia sản xuất sản phẩm phụ trợ đóng tàu chủ yếu là các công ty TNHH, công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần liên kết với cách doanh nghiệp đóng tàu thông qua mối quan hệ công ty con hay công ty liên kết.
Chúng ta có một số các công ty sản xuất sản phẩm CNPT đóng tàu như sau:
Đơn vị: tỷ đồng
ST T
Tên công ty Lĩnh vực SXKD chủ yếu Năm 2008
Sản lượng Doanh thu 1 Công ty TNHH 1 thành viên CNTT Cái Lân – Vinashin Chuyên sản xuất về thép, điện 560,425 435,102 2 Công ty CP công nghiệp tàu thủy Shinec Nội thất và vật liệu xây dựng… 820,885 764,160 3 Công ty CP đầu tư Kansai – Vinashin Sản xuất thép ống, thép hình… 786,674 457,579 4 Công ty CP Cửu Long Vinashin Thép, vật liệu tổng hợp,… 4.604,350 4.150,850 5 Công ty thép Vân Thái Vinashin. Chuyên về các loại thép 49,500 25,497 6 Công ty TNHH 1 thành viên CNTT Vu Lai. Thép, thiết bị tàu thủy,… 86,302 71,185 7 Công ty cơ khí chính xác Vinashin. Động cơ, thiết bị tự động hóa... 255,000 198,506 8 Công ty xây lắp & CNTT miền Trung Điện, động cơ, ống nhựa,… 570,895 525,000 9 Công ty CP sơn tàu biển Vinashin Chuyên về sơn tàu thủy 56,600 50,971
10 Công ty tôn Vinashin Chuyên về các loại tôn 214,682 157,500
11 Công ty CP Công nghệ điện lạnh Vinashin Các thiết bị điện lạnh 21,948 10,000 12 Công ty CP máy & Thiết bị hàn cắt Quang Trung Máy cắt, thiết bị hàn, que hàn 49,271 44,209
Mục tiêu phấn đấu, sau năm 2010, CNPT cung cấp được một số vật tư, máy móc, thiết bị chiếm tỷ lệ 60% giá trị con tàu, sau năm 2015, đạt tỷ lệ hơn 70%, bảo đảm cho ngành công nghiệp tàu thủy đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường đóng tàu quốc tế.