Sự phát triển của ngành CNĐT

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành Công nghiệp phụ trợ thuộc ngày Công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 65 - 69)

Ngành CNPT đóng tàu có thị trường tiêu thụ hiện tại chính là ngành CNĐT. Với điều kiện nền kinh tế hiện nay, tốc độ tăng trưởng trong nhiều năm trước đạt bình quân là 7,5%/năm. Nhưng trong 2 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên tốc độ này đang giảm rõ rệt. Ảnh hưởng tới nhu cầu sản phẩm trong nước. Tuy nhiên, theo dự đoán của các chuyên gia thì thời kỳ khủng hoảng này sẽ kết thúc sau năm 2010. Khi đó, lượng hàng hóa lưu thông sẽ lại tăng lên, nhu cầu vận tải hàng hóa trong nước và quốc tế cũng tăng trở lại, và nhu cầu đóng tàu cũng tăng theo.

Thị trường đóng tàu Việt Nam là thị trường đầy triển vọng với nền CNĐT đứng thứ năm trên thế giới về lượng đơn đặt hàng, và tốc độ tăng trưởng hàng năm ước đạt 30-40%. Lượng nhu cầu về sản phẩm CNPT sẽ rất lớn. Đây là yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển của ngành. Nó thúc đẩy quá trình mở rộng sản xuất, tích cực đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.

Chi tiết đơn hàng xuất khẩu của Tập đoàn Vinashin trong hai năm 2007 – 2008 được thể hiện thông qua bảng sau:

Bảng 2.14: Đơn hàng xuất khẩu của Tập đoàn Vinashin trong hai năm 2007 – 2008.

Chủ tàu Trọng tải (DWT)

Số lượng Chủng loại Trị giá hợp đồng (triệu USD)

Đức 37.600 2 Tàu chở hàng rời 44

EU 15.000 8 Tàu chở hàng rời 120

EU 56.000 2 Tàu chở hàng rời 60

EU 34.000 2 Tàu chở hàng rời 42

Đan mạch 4.600 11 Tàu chở hàng rời 38,5 Nhật Bản 10.500 2 Tàu chở hàng rời 22 Nhật Bản 6.500 2 Tàu chở hàng rời 18 Nhật Bản 8.700 4 Tàu chở hàng rời 40 Nhật Bản 56.200 15 Tàu chở hàng rời 450

Anh 34.000 14 Tàu chở hàng rời 294

Anh 53.000 35 Tàu chở hàng rời 875

Hàn Quốc 17.500 4 Tàu chở hàng rời 80

Na Uy 17.500 12 Tàu chở hàng rời 240

Tổng 2.323,5

Đan mạch 7.000 2 Tàu chở container 26

Đan mạch 2.500 2 8,6

Đan mạch 12.000 4 68

Đức 8.500 10 140

Hà Lan 9.200 2 36

Tổng 278,6

Hàn Quốc 6.500 5 Tàu chở dầu 60

Tổng

Isarel 15.000 9 Tàu chở ô tô 990

Na Uy 23.000 8 536

Tổng 1.526

Italia 4.500 m3 6 Tàu chở khí Ethylen 180

Tổng 4.470,1

(Nguồn: Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Vinashin)

Như vậy, trong hai năm 2007 – 2008, nhu cầu phát triển của ngành CNĐT là rất lớn và nhu cầu sản phẩm đối với ngành CNPT cũng lớn tương ứng. Tuy nhiên, do yêu cầu về chất lượng đối với ngành đóng tàu Việt Nam càng ngày càng cao, nên yêu cầu chất lượng đối với ngành CNPT cũng khắt khe hơn. Đây là một thách thức khá lớn cho ngành CNPT đóng tàu.

2.3.2.3. Các mối liên kết khu vực và toàn cầu.

Hiện nay, Việt Nam đã ra nhập WTO, đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn đối với ngành CNPT đóng tàu của chúng ta. Cơ hội cho công nghiệp phu trợ đó là có thể thu hút được nhiều vốn đầu tư hơn, tiếp thu được nhiều tiến bộ khoa học công nghệ, trình độ quản lý, mở ra một thị trường toàn cầu rộng lớn... Còn thách thức, đó là sự tràn lan của sản phẩm phụ trợ nước ngoài vào Việt Nam, sự đòi hỏi về chất lượng, thời gian, mẫu mã cao hơn...

Về mặt nhập khẩu hàng CNPT đóng tàu, Việt Nam đã hợp tác và nhập khẩu các linh kiện, phụ kiện, phụ tùng thuộc ngành CNPT với Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Hàn Quốc, Ấn Độ,… Chúng ta có thể học hỏi rất nhiều kinh nghiệm phát triển từ họ, mua bản quyền sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến từ các nước này.

Về mặt xuất khẩu hàng CNPT, thực tế Việt Nam gần như chưa xuất khẩu được sản phẩm phụ trợ đóng tàu của mình ra nước ngoài. Các sản phẩm chủ yếu là phục vụ cho nhu cầu trong nước. Vì vậy, về mặt quan hệ xuất khẩu hàng hóa này, Việt Nam chưa có. Tuy nhiên, ngành CNPT đóng tàu của chúng ta đang trên đà phát triển và mục tiêu đến năm 2015 có thể tăng tỷ lệ

nội địa hóa lên 60% và con số này là 70% vào năm 2020 thì việc chuẩn bị các mối quan hệ với các nước khác để xuất khẩu sản phẩm phụ trợ đóng tàu không phải là một việc xa xôi.

Như vậy, yếu tố liên kết khu vực có ý nghĩa rất quan trọng đối với ngành CNPT đóng tàu và ở Việt Nam, yếu tố này cần được mở rộng hơn nữa để tạo điều kiện phát triển cho ngành trong tương lai.

2.3.2.4. Cơ chế chính sách của nhà nước

Đây là nhân tố vô cùng quan trọng. Nó quyết định đến mọi nguồn lực, mọi sự hỗ trợ cho sự phát triển của ngành CNPT đóng tàu. Tuy nhiên, đối với ngành CNPT phục vụ ngành CNĐT của Việt Nam thì Chính phủ chưa có sự quy hoạch đồng bộ cho sự phát triển của ngành làm cho ngành phát triển manh nha, chủ yếu là do các doanh nghiệp phát triển một cách tự phát.

Nhưng từ năm 2007 trở lại đây, nhà nước đã có những định hướng tích cực trong việc phát triển ngành này. Trong một lần làm việc với Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam ngày 12/2/2009, Thủ tướng chính phủ đã trực tiếp yêu cầu tập đoàn Vinashin phải chú trọng phát triển ngành phụ trợ làm nòng cốt.

Trong Đề án phát triển của Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) được Chính phủ phê duyệt đã đặt mục tiêu cho ngành đóng tàu: từng bước nâng cao chất lượng đóng mới và sửa chữa tàu biển, đồng thời chú trọng sản xuất các loại vật tư, thiết bị tàu thủy để đến năm 2015 đạt tỷ lệ NĐH tới 60% đối với các sản phẩm tàu biển đóng mới. Đi kèm với đó là các chính sách hỗ trợ trực tiếp cho ngành CNĐT, và hỗ trợ gián tiếp cho ngành CNPT. Thủ tướng chính phủ đã có quyết định số 1420/2001 QĐ – TTg hỗ trợ về tài chính, nhân lực và công nghệ cho ngành CNĐT:

*) Về tài chính: Hàng năm chính phủ sẽ chi ngân sách cho việc xây dựng hạ tầng cơ sở của các nhà máy đóng tàu và các nhà máy sản xuất CNPT

cho ngành đóng tàu. Chính phủ cho Vinashin vay nguồn vốn đầu tư phát triển từ Ngân hàng phát triển với lãi xuất ưu đãi 3,5%/năm. Đặc biệt, cuối năm 2005, Chính phủ đã trao 750 triệu USD trái phiếu phát hành trên thị trường quốc tế cho Vinashin.

*) Về nguồn nhân lực: Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam kết hợp với Bộ giáo dục và đào tạo, Bộ lao động, thương binh và xã hội xây dựng các trường Đại học, Cao đẳng, và dạy nghề cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cao cho ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam.

*) Về khoa học và công nghệ: nhà nước hỗ trợ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cho các công trình, dự án nghiên cứu khoa học, các dự án xây dựng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành Công nghiệp phụ trợ thuộc ngày Công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(91 trang)
w