Nguồn vốn phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành Công nghiệp phụ trợ thuộc ngày Công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 59 - 65)

Đối với ngành CNPT đóng tàu, nguồn vốn chủ yếu được lấy từ nguồn vốn đầu tư của nhà nước thông qua tập các đoàn có tham gia lĩnh vực đóng tàu mà điển hình là tập đoàn Vinashin. Trong giai đoạn 2005 – 2008, nguồn vốn của Tập đoàn Vinashin như sau:

Bảng 2.11: Nguồn vốn phát triển của Tập đoàn Vinashin giai đoạn 2005 – 2008. Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Tổng nhu cầu 19.582 22.316 26.352 30.987 Vốn lưu động 8.224 9.665 11.256 12.254 Vốn đầu tư 11.358 12.651 15.096 18.733

(Nguồn: Các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Vinashin)

Như vậy, tổng nguồn vốn phát triển của Tập đoàn trong giai đoạn 2005 – 2008 tăng dần. Theo đó, nguồn vốn đầu tư cho ngành CNPT phục vụ đóng tàu cũng có xu hướng tăng dần trong giai đoạn này.

Bảng 2.12: Đầu tư và doanh thu của ngành CNPT đóng tàu Việt Nam trong giai đoạn 2005 – 2008.

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008

Vốn đầu tư 856 1.532 1.820 2.453

Doanh thu 1.801 2.166 2.823 7.220

(Nguồn: Các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Vinashin)

Qua bảng nguồn vốn đầu tư của Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam cho ngành CNPT đóng tàu, ta thấy nguồn vốn này là 856 tỷ đồng vào năm 2005; 1.352 tỷ đồng vào năm 2006, 1.820 tỷ đồng vào năm 2007 và 2.453 tỷ đồng vào năm 2008. Mối quan hệ giữa vốn đầu tư phát triển với

doanh thu của một ngành nào đó là rất rõ ràng. Đầu tư nhiều thì mới có cơ hội phát triển. Và xét trong một điều kiện nhất định, đầu tư càng nhiều thì khả năng phát triển càng lớn. Cũng theo bảng số liệu trên, ta thấy rằng nguồn vốn đầu tư vào ngành CNPT đóng tàu tăng dần từ năm 2005 tới năm 2008 và doanh thu của ngành cũng tăng dần. Điều này chứng tỏ nguồn vốn phát triển có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của ngành CNPT đóng tàu.

Giai đoạn 2005 – 2008 là giai đoạn mà ngành CNPT đóng tàu bắt đầu nhận được sự quan tâm đầu tư của chính phủ cũng như các doanh nghiệp trong ngành. Và xu hướng nguồn vốn này đang tăng lên. Như vậy, ta có thể nói rằng khả năng phát triển của ngành CNPT phục vụ ngành CNĐT trong một vài năm tới rất có tiềm năng phát triển.

2.3.1.2. Nguồn nhân lực

Một thực trạng phổ biến của Việt Nam hiện nay là nguồn nhân lực tham gia vào hoạt động sản xuất hàng CNPT chủ yếu là có trình độ chuyên môn thấp, xuất thân chủ yếu từ khu vực nông nghiệp. Đây là yếu tố gây khó khăn cho sự phát triển của ngành. Như vậy ta thấy rằng trình độ của lực lượng lao động hoạt động trong ngành CNPT đóng tàu là rất thấp.

Tuy nhiên, lực lượng lao động đang tham gia vào ngành khá đông đảo, giá thành rẻ, sẵn có, tạo ra thuận lợi cho ngành có thể giảm chi phí khi mà trình độ sản xuất sản phẩm phụ trợ còn thấp. Điều này sẽ tạo điều kiện cho ngành CNPT đóng tàu có thể phát triển phát triển.

Hiện tại, tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam hàng năm đào tạo được khoảng 7.000-8.000 người phục vụ cho CNĐT, CNPT và các lĩnh vực khác. Quy mô nguồn lao động cho ngành CNPT giai đoạn 2005 – 2008 như sau:

Bảng 2.13: Quy mô lao động cho ngành CNPT giai đoạn 2005 – 2008.

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 2008 Nhu cầu lao động 3.680 4.210 4.820 5.760

(Nguồn: Các báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Tập đoàn Vinashin)

Từ bảng trên ta thấy quy mô lao động của ngành cũng tăng dần. Mà sự phát triển của ngành cũng chịu sự tác động rất lớn từ nguồn lao động. Nguồn lao động dồi dào, trình độ chuyên môn cao chính là một trong những nhân tố làm lên sự phát triển của ngành CNPT trong quá khứ, hiện tại và tương lai sắp tới. Tuy nhiên, số lao động đang phục vụ trong ngành CNPT đóng tàu nhìn chung có trình độ tay nghề còn thấp hoặc trung bình. Điều này đã được chứng minh ở phần 2.2.1.3 ở trên.

Nguồn nhân lực phục vụ cho ngành CNĐT và CNPT đóng tàu được cung cấp chủ yếu từ các trường đại học, cao đẳng, trung cấp sau: Trường cao đẳng nghề Vinashin đào tạo mỗi năm khoảng 2.400 lao động, trường trung cấp nghề công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng mỗi năm đào tạo 1.550 lao động, trường trung cấp nghề công nghiệp tàu thủy Huế mỗi năm chỉ tiêu đào tạo là 550 lao động, trường trung cấp nghề công nghiệp tàu thủy Thái Bình khoảng 2.000 chỉ tiêu mỗi năm,… Chi tiết có thể xem tại phụ lục 1 (phụ lục phân bổ chỉ tiêu đào tạo nghề hàng năm của các trường cao đẳng và trung cấp phục vụ ngành công nghiệp tàu thủy).

Ngoài ra, có nhiều dự án xây dựng mới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp phục vụ cho ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đang được tiến hành và sẽ đưa vào khai giảng trong năm 2009 – 2010 như trường đại học Công nghệ tàu thủy, trường đại học công nghệ Vinashin, trường đại học công nghệ tàu thủy miền Trung, Nam, Trường cao đẳng Vinashin I, trường cao đẳng nghề Vinashin Soài Rạp,… Chi tiết xin xem phụ lục 2 (Các trường cao đẳng và đại học Vinashin). Khối Đại học đào tạo khoảng 1.800 – 2.300 lao động một năm và khối cao đẳng là 1.600 – 2.000 lao động.

Như vậy, tính tổng thì trong một năm sẽ có khoảng 20.000 lao động cho cả ngành CNĐT, ngành CNPT, ngành cơ khí có liên quan đến ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam. Đây là một nguồn nhân lực dồi dào, trình độ cao hứa hẹn sẽ mang lại sự phát triển cho ngành CNPT đóng tàu Việt Nam.

2.3.1.3. Tiến bộ khoa học công nghệ

Ngày nay, khoa học công nghệ thế giới phát triển như vũ bão, mở ra cho ngành CNPT những cơ hội phát triển mới, có thể áp dụng được nhiều thành tựu khoa học công nghệ để nâng cao năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng cường năng lực cạnh tranh của ngành.

Việt Nam với lợi thế là người đi sau so với các nước có ngành CNPT nói chung và CNPT đóng tàu nói riêng như Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan,… có thể đi tắt đón đầu, áp dụng những công nghệ tiên tiến để phát triển ngày một nhanh hơn, rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước đó.

Đặc thù của ngành CNPT là cần sử dụng những máy móc thiết bị nặng, dây chuyền sản xuất tiên tiến, nhưng quy mô sản xuất là vừa và nhỏ nên việc tiếp thu những công nghệ mới là hoàn toàn có thể.

Việt Nam cũng đã và đang áp dụng nhiều công nghệ cao vào quá trình sản xuất, và đang có những dự án xây dựng các khu công nghệ cao nhằm nâng cao năng lực công nghệ của ngành.

2.3.1.4. Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng

Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng được thông qua 3 tiêu chí sau: chất lượng và giá sản phẩm; sự đa dạng hóa của sản phẩm; thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng. Chúng ta sẽ đi lần lượt vào từng tiêu chí cụ thể:

(1) Đối với chất lượng và giá của sản phẩm.

Hầu hết tất cả các sản phẩm của ngành đều đáp ứng được các tiêu chuẩn của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002:2000. Nhiều sản phẩm lớn với chất lượng được đảm bảo dưới sự giám sát và cấp giấy chứng nhận của

các hãng đăng kiểm quốc tế có uy tín như đang kiểm quốc tế của Nhật Bản (NK), đăng kiểm quốc tế Đức (GL), đăng kiểm quốc tế Pháp (BV), đăng kiểm quốc tế Na Uy (DNV)… Các con tàu khi hoàn thành đều đáp ứng các quy phạm và công ước quốc tế đối với ngành hàng hải như an toàn và ổn định, cũng như về ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, các sản phẩm của chúng ta chưa có thương hiệu, chưa có đăng kiểm, chất lượng chủ yếu là trung bình và trung bình khá. Ví dụ như các sản phẩm cáp (Cáp thông tin, cáp điện mềm, cáp đồng bọc cách điện,…); các sản phẩm từ cao su (Bạc trục cao su các loại, bộ áo phao cứu sinh, đệm chống); các sản phẩm từ thép, gang nhôm đều được sản xuất theo hệ thống tiêu chuẩn ISO 9002:2000 nhưng chưa có thương hiệu gì. Điều này cho thấy chất lượng của các sản phẩm phụ trợ của nước ta còn thấp, gây khó khăn cho sự phát triển của ngành.

Về giá của sản phẩm thì khá hợp lý. Ta có thể lấy ví dụ về mặt hàng thép đóng tàu – Mặt hàng quan trọng nhất trong CNĐT. Theo http://www.asset.vn thì đến đầu năm 2009, giá thép trong nước ở mức 10,8 triệu đồng/tấn - 11,3 triệu đồng/tấn chưa có thuế GTGT. Nếu cộng thêm thuế GTGT hiện nay là 5% thì giá bán ra sẽ từ 11,3 triệu đồng đến 11,8 triệu đồng/tấn, còn giá thép thế giới vào khoảng 900 – 960 USD/tấn (tức khoảng 16 – 17 triệu đồng/tấn), cao hơn giá thép Việt Nam khoảng 6 triệu đồng/tấn. Hơn nữa, khi nhập khẩu thép từ nước ngoài, giá thép sẽ phải chịu thêm chi phí vận chuyển, thuế xuất nhập khẩu, rủi ro,…Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh và tiến tới xuất khẩu mặt hàng CNPT, ngành cần nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản phẩm.

(2) Đối với sự đa dạng hóa sản phẩm.

Mặt hàng CNPT đóng tàu là mặt hàng có rất nhiều chủng loại khác nhau. Nếu so với các mặt hàng khác thì mặt hàng của ngành CNPT đóng tàu

là đa dạng hơn hẳn. Tuy nhiên, nếu so cùng là sản phẩm CNPT đóng tàu với các nước có nền CNĐT phát triển, cũng như ngành phụ trợ đóng tàu lâu năm thì sự đa dạng hóa sản phẩm của Việt Nam còn thua xa. Việt Nam chưa có các tổ chức, doanh nghiệp chuyên nghiên cứu, thiết kế và phát triển sản phẩm CNPT. Hầu hết các sản phẩm CNPT đề mua bản quyền từ nước khác, mua dây chuyền công nghệ từ các nước tiên tiến về ngành đóng tàu.

Mặt khác, hiện nay, ngành CNPT ngành đóng tàu ở nước ta còn đang ở giai đoạn sơ khai, công nghệ thấp, số lượng ít, chủng loại, mẫu mã còn hạn chế, vì vậy khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng là khá thấp.

(3) Về thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Do ngành CNPT trong nước được bố trí ở nhiều nơi trên đất nước, có khả năng cung ứng nhanh, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí so với phải nhập khẩu nước ngoài. Đây là một lợi thế cho ngành CNPT phục vụ đóng tàu của nước ta.

Tuy vậy, cho dù có khả năng đáp ứng tốt về mặt thời gian nhưng chất lượng, giá và sự đa dạng hóa sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng thì cũng không giúp ích gì. Mà Việt Nam đang rơi vào tình trạng này. Nói chung, khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng (chủ yếu là khách hàng trong nước) còn thấp.

2.3.2. Nhóm các nhân tố bên ngoài

2.3.2.1. Điều kiện các yếu tố sản xuất.

Đầu vào của ngành CNPT đóng tàu chủ yếu là nhân công, nguồn vốn, các nguyên vật liệu đầu vào như thép, nhựa, cao su... Đây là những yếu tố có

sẵn trong nước, thậm chí rất phong phú và dồi dào, có thể đáp ứng nhu cầu phát triển của ngành.

Ở Việt Nam, các yếu tố đầu vào như nhân công, nguyên vật liệu từ cao su, gỗ, thép khá rẻ so với Nhật Bản hay Hàn Quốc (nhưng không hề rẻ hơn so với Trung Quốc, Ấn Độ), nhất là nguồn nhân lực góp phần giảm chi phí sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành, từ đó có thể phát triển ngành. Tuy nhiên, nguồn nhân lực có mặt bằng trình độ chuyên môn chung là khá thấp, gây khó khăn cho sự phát triển của ngành.

Nguồn vốn đầu tư cho ngành CNPT trong những năm trước đây là ít vì chưa được sự quan tâm đúng mức của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, trong một hai năm trở lại đây, ngành đã được đầu tư lớn nhằm nâng cao tỷ lệ nội địa hoá cho ngành đóng tàu, nâng cao giá trị gia tăng của ngành.

Mặt khác, Việt Nam là một trong số các nước thu hút rất mạnh về nguồn vốn FDI, trong đó, ngành CNPT đóng tàu là một ngành dành được sự quan tâm lớn từ các nhà đầu tư, đặc biệt là Nhật Bản.

Ngoài ra, Việt Nam có hệ thống giao thông và thông tin liên lạc đang trong quá trình phát triển nên còn có nhiều hạn chế, gây khó khăn cho sự phát triển của ngành.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành Công nghiệp phụ trợ thuộc ngày Công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 59 - 65)