Giải pháp về thu hút vốn đầu tư

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành Công nghiệp phụ trợ thuộc ngày Công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 77 - 78)

Vì Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam là một doanh nghiệp nhà nước nên nguồn vốn đầu tư phần lớn được cấp từ ngân sách. Tuy nhiên, để phục vụ cho quá trình phát triển của mình thì riêng nguồn vốn đó là không đủ. Vinashin cần có những giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn từ các nguồn khác như nguồn vốn FDI, vốn vay nước ngoài, vay tín dụng,...

Muốn thu hút được nhiều vốn FDI vào ngành CNPT, hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất phải đạt được tính hiệu quả. Điều này được đảm bảo bằng sự minh bạch trong chi tiêu tài chính, tính ưu tiên trong lựa chọn các dự án đầu tư. Công tác đầu tư nên theo hướng chuyên môn hóa các nhà máy sản xuất sản phẩm phụ trợ chính để tạo nên lợi thế về quy mô, chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, để có thể đầu tư vào ngành CNPT, các nhà đầu tư cần nhìn thấy những động thái tích cực của ngành, và tương lai phát triển của ngành. Vì vậy, ngành CNPT trong nước cần có những hành động thiết thực ngay bây giờ như: Tiếp tục hoàn thành và nghiên cứu đầu tư xây dựng nhà máy sản

xuất CNPT, có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực dài hạn, kiểm soát chặt chẽ tiến độ sản xuất của ngành, và cố gắng tạo ra những dòng sản phẩm tiêu biểu, đạt chất lượng cao, làm bằng chứng cho những thành công ban đầu, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư.

Một nguồn vốn rất quan trọng đối với Vinashin là nguồn vốn vay tại các ngân hàng trong nước. Vì theo chính sách hỗ trợ của nhà nước thì Tập đoàn sẽ được vay với lãi suất ưu đãi để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Tập đoàn nên tiếp tục đàm phán với các ngân hàng trong nước để được vay với mức lãi suất ưu đãi, đàm phán để các ngân hàng thương mại bảo lãnh để có thể vay trên thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành Công nghiệp phụ trợ thuộc ngày Công nghiệp đóng tàu Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 77 - 78)