5. Cách thức giải quyết bồi thường thiệt hại do là mô nhiễm môi trường
5.3. Khởi kiện tại Tòa án
Tại Việt Nam, hiện tại thẩm quyền giải quyết các tranh chấp trong lĩnh vực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do ô nhiễm môi trường được thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004. Theo đó, Tòa án nhân dân cấp tỉnh xét xử sơ thẩm các vụ án có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan hình sự của Việt Nam ở nước ngoài cho Tòa án nước ngoài. Tòa án nhân dân cấp huyện xét xử sơ thẩm những trường hợp còn lại. Đây là cách phân chia thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo đối tượng tranh chấp. Còn thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ sẽ là Tòa án nơi địa phương bị đơn cư trú làm việc (nếu bị đơn là cá nhân) hoặc là nơi bị đơn có trụ sở (nếu bị đơn là tổ chức). Các đương sự cũng có thể thỏa thuận tòa án nơi lưu trú của nguyên đơn để giải quyết (Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự 2004). Nếu vụ án về tranh chấp bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi địa phương mà mình cư trú làm việc hoặc nơi xảy ra thiệt hại để giải quyết.
Việc xác định thẩm quyền của Tòa án dựa vào các tiêu chí trên thường chỉ phù hợp với những tranh chấp có tính đơn giản, trong phạm vi hẹp, giá trị tranh chấp không lớn. Còn đối với các vụ việc bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường phức tạp, giá trị tranh chấp lớn, lại nảy sinh giữa các nhóm người thuộc nhiều địa phương khác nhau (đặc biệt là trong trường hợp nhiều người có hành vi xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường) gây thiệt hại đến môi trường, tính mạng, sức khỏe và tài sản của cộng đồng dân cư nhiều địa phương thì cách phân chia thẩm quyền giải quyết tranh chấp theo lãnh thổ, theo nơi cư trú hoặc nơi xảy ra sự việc gây thiệt hại đều tỏ ra chưa phù hợp11. Điều này dẫn đến yêu cầu là phải có những quy định phù hợp hơn để giải quyết những vấn đề phát sinh trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong 11 Luận án tiến sĩ luật học “Xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực bảo vệ môi trường tại Việt Nam”, trang 79, Vũ Thu Hạnh, Đại học luật Hà Nội, 2004.
lĩnh vực môi trường nói chung và đối với việc gây ô nhiễm môi trường nói riêng.