Yêu cầu giải quyết trọng tài

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường (Trang 45 - 47)

5. Cách thức giải quyết bồi thường thiệt hại do là mô nhiễm môi trường

5.4. Yêu cầu giải quyết trọng tài

Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp khá phổ biến và quen thuộc trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì phương thức giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực môi trường bằng trọng tài vẫn là một phương thức khá mới mẻ. Vướng mắc sẽ nảy sinh khi áp dụng phương thức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Câu hỏi đặt ra là trọng tài nào sẽ giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường? Trọng tài thương mại khó có thể áp dụng cho trường hợp này khi pháp luật hiện hành quy định trọng tài thương mại là tổ chức trọng tài được thành lập để giải quyết các vụ việc tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại theo sự thỏa thuận của các bên; trong khi đó tranh chấp phát sinh do hành vi vi phạm pháp luật môi trường không phải là tranh chấp thương mại, hay nói cách khác, quan hệ đòi bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực môi trường không phải là quan hệ thương mại. Hiện tại, nếu việc đòi bồi thường thiệt hại không thể thương lượng được, người bị thiệt hại cũng không biết sẽ có quyền yêu cầu trọng tài nào giải quyết vụ việc. Do đó pháp luật cần phải xác lập và thừa nhận một loại hình trọng tài khác phù hợp hơn.

Đa số các nước hiện nay đề sử dụng các phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại trọng lĩnh vực môi trường nêu trên. Tuy nhiên, mức độ phổ biến và hiệu quả các phương thức này khác nhau ở mỗi nước. Ở Mỹ, phương thức hòa giải và thương lượng ít được sử dụng hơn so với việc giải quyết theo thủ tục tòa án. Trong năm 2003, toàn bộ nước Mỹ có 2746 vụ tranh chấp được giải quyết theo phương thức hòa giải thương lượng và trọng tài, bang nhiều nhất là Ohio với 274 vụ. Còn tại Việt Nam, do chưa có quy định cụ thể về việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài nên hiện nay phương thức này vẫn chưa được áp dụng trên thực tế.

Tóm lại, pháp luật Việt Nam hiện hành đã từng bước hoàn thiện cơ chế bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ô nhiễm môi trường do hành vi xả thải trái phép của chủ thể vi phạm pháp luật. Các quy định trên đã thể hiện một bước tiến đáng kể trong quá trình “hiện thực hóa” nguyên tắc “kẻ gây ô nhiễm phải trả tiền” đã được áp dụng rộng rãi trên thế giới. Theo những quy định này, các tổ chức, cá nhân, cộng đồng hoàn toàn có quyền khiếu nại, tố cáo, đòi bồi thường những thiệt hại mà mình phải chịu do các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường gây ra.

CHƯƠNG III – THỰC TRẠNG – BẤT CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ BỒI THƯỜNG THIỆT

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w