Trình tự giải quyết bồi thường thiệt hại

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường (Trang 48 - 49)

1 – Thực tiễn giải quyết và một số bất cập về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường

1.2 Trình tự giải quyết bồi thường thiệt hại

Các vụ việc yêu cầu bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường thời gian qua ở Việt Nam chủ yếu được giải quyết ở giai đoạn hòa giải, thương lượng với sự tham gia của các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở các mức độ khác nhau. Các cơ quan này trực tiếp thụ lý các đơn kiện đòi bồi thường thiệt hại về môi trường và tiến hành xem xét vụ việc theo trình tự sau:

- Kiểm tra, xác minh những nội dung được phản ánh trong các đơn thư khiếu kiện để kết luận đương sự khởi kiện đúng hay sai.

- Hướng dẫn bên bị thiệt hại thu thập các chứng cứ về thiệt hại và xác định yêu cầu đòi bồi thường thiệt hại. Thông thường, các cơ quan chuyên môn hướng dẫn bên bị hại áp dụng một số các biện pháp khoa học đã được kiểm chứng để tính toán thiệt hại về người và tài sản do ô nhiễm môi trường.

- Tham gia giải quyết tranh chấp, góp phần điều hòa lợi ích giữa các bên xung đột bằng cách đưa ra các phương án để các bên tham khảo.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc xác định mức độ thiệt hại cụ thể là rất khó (do quá trình xảy ra có nhiều yếu tố khác tác động như thời gian lâu, thời tiết..) nên bên bị hại thường dùng cụm từ hỗ trợ thay cho cụm từ bồi thường. Hầu hết các vụ việc giải quyết trên cơ sở hòa giải và bên gây ra thiệt hại tự bồi thường cho bên bị hại, khi giao tiền có sự chứng kiến của UBND

địa phương, có trường hợp bên nhận đền bù làm cam kết không khiếu nại nữa. Hai bên kí biên bản thỏa thuận trước sự chứng kiến của chính quyền địa phương hoặc Sở Tài nguyên và môi trường. Kết quả thưởng đạt 80 – 90% số vụ thành công từ thỏa thuận. 10% còn lại thường do kiện không đúng hoặc yêu sách quá cao không thể xác định mức độ thiệt hại… Một số vụ việc Tòa án đã thụ lý nhưng sau đó lại phải nhờ đến thanh tra môi trường giải quyết.

Các phương thức bồi thường chủ yếu là: i) Bồi thường bằng tiền (một lần); ii) hỗ trợ hàng tháng với một khoản tiền thỏa thuận từ trước; iii) di dời hộ gia đình, cá nhân trong khu vực bị ô nhiễm đến nơi ở khác; iv) Xây dựng một số công trình công cộng, phúc lợi xã hội…

Việc xác định giá thiệt hại chủ yếu dựa trên mức độ gây hại. Nếu là cơ sở sản xuất nhỏ, mức độ thiệt hại không lớn thì chủ yếu do UBND xã, cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xác định -> bên gây hại chấp nhận. Đối với những vụ việc lớn thì thanh tra môi trường mời cơ quan chuyên môn (như Viện Tài nguyên và Môi trường, Viện nuôi trồng thủy sản…) -> kinh phí lấy từ nguồn ngân sách nhà nước. Để hạn chế sự dây dưa trong việc bồi thường thiệt hại, một số địa phương đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành -> đề nghị ủy ban nhân dân thu hồi đăng ký kinh doanh -> buộc các cơ sở gây ô nhiễm phải cam kết các giải pháp, có trách nhiệm với dân.

Nhìn chung việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường mới chỉ dừng lại ở bồi thường thiệt hại về tài sản và sức khỏe của người dân mà chưa giải quyết việc bồi thường đối với thiệt hại môi trường tự nhiên.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w