1 Xác định thiệt hại do ô nhiễm môi trường
1.2. Phương pháp tính thiệt hại
Do đặc điểm của thiệt hại trong lĩnh vực môi trường bao gồm hai loại thiệt hại là: thiệt hại do ô nhiễm môi trường và thiệt hại đối với tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân nên mỗi loại thiệt hại có phương pháp xác định khác nhau.
Đối với thiệt hại về tài sản: phương pháp để tính thiệt hại chủ yếu là phương pháp đối chứng. Phương pháp này thường được sử dụng để tính tổng thiệt hại về cây trồng, vật nuôi tại khu vực bị ô nhiễm, đặc biệt trong trường hợp phạm vi ô nhiễm rộng, thiệt hại xảy ra đối với nhiều tổ chức, cá nhân không thể tính thiệt hại chi tiết từng người. Đại lượng so sánh là sản lượng cây trồng vật nuôi trung bình hàng năm.
4 Báo cáo chuyên đề nghiên cứu “ Quyền khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật môi trường ở Việt Nam – Cơ sở pháp lý và quy trình thực hiện”, TS Vũ Thu Hạnh - Trần Anh Tuấn và các đồng nghiệp Đại học Luật Hà Nội, 2009.
Đối với thiệt hại về tính mạng, sức khỏe: Được tính toán trên cơ sở số liệu của các cơ quan y tế địa phương và chi phí người dân phải trả để chữa bệnh, phục hồi sức khỏe cũng như bù đắp tổn thất do bị giảm sút sức khỏe do ô nhiễm môi trường gây ra. Trên thực tế, nước thải từ các khu công nghiệp không được xử lý gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước cấp và có thể thông qua chuỗi thức ăn gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người. Một nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất tại khu chế biến kim loại màu Thái Nguyên đến sức khỏe dân cư sống xung quanh đã cho thấy hàm lượng chì trong nước thải tại ao thải vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần; hàm lượng chì và arsen trong đất ở vùng nghiên cứu cao hơn 1,2 – 1,5 lần, trong nước sinh hoạt cao hơn từ 1,5 – 6 lần và thực phẩm từ 6 – 12 lần so với cùng đối chứng. Các xét nghiệm máu của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sống liên tục ở khu vực nghiên cứu từ 5 năm trở lên đã cho thấy lượng chì và arsen trong máu cũng cao hơn vùng đối chứng 3 -80 lần.5
Hiện nay, theo quy định của pháp luật về tính toán thiệt hại đối với môi trường được quy định tại Nghị định 113/2010/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường. Việc tính toán thiệt hại đối với môi trường căn cứ vào chi phí khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường tại nơi xảy ra ô nhiễm để đạt được các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường đối với chất lượng môi trường nước, chất lượng môi trường đất; chi phí để phục hồi hệ sinh thái và loại được ưu tiên bảo vệ bằng hoặc tương đương với trạng thái ban đầu. Thiệt hại đối với môi trường của một khu vực địa lý bằng tổng thiệt hại đối với từng thành phần môi trường của khu vực địa lý đó.
Về nguyên tắc, tổ chức, cá nhân làm môi trường bị ô nhiễm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại đối với môi trường do mình gây ra, đồng thời phải
chi trả toàn bộ chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại cho cơ quan đã ứng trước kinh phí theo quy định của pháp luật. Một số phương án bồi thường thiệt hại thường được các bên xem xét như: 1) Bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế; 2) Bồi thường thiệt hại trên cơ sở xác định tỉ lệ giữa tổng giá trị thiệt hại được bù đắp so với tổng giá trị thiệt hại thực tế; 3) Bồi thường thiệt hại rên cơ sở xác định cấp độ thiệt hại; 4) Bồi thường thiệt hại trên cơ sở xác định mức độ bình quân; 5) Bồi thường thiệt hại bằng việc đầu tư vào các công trình công cộng, phúc lợi cho cộng đồng dân cư như các công trình thủy lợi, bệnh viện, đường giao thông…
Trong rất nhiều trường hợp, khi các thiệt hại môi trường xảy ra, người ta không thể định lượng bằng những con số cụ thể. Bởi lẽ, sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là một tiêu chí không dễ định lượng xét trên phương diện kinh tế. Trong khi đó, yêu cầu của việc xác định thiệt hại lại thường đòi hỏi bằng những con số thiệt hại cụ thể. Sẽ là một bài toán khó nếu phải đưa ra một con số cụ thể cho việc làm tuyệt chủng một giống loài động vật rừng quy hiếm hay một cảnh quan môi trường nổi tiếng bi phá vỡ. Vì thế, trong trường hợp này, chỉ có thể ước lượng các thiệt hại đã gây ra mà thôi.