Chủ thể có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do là mô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường (Trang 33 - 36)

3. Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường và chủ thể có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do là mô

3.1. Chủ thể có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do là mô nhiễm môi trường

nhập dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường, tính toán thiệt hại đối với môi trường và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trong các trường hợp sau: i) Môi trường nước phục vụ mục đích bảo tồn, sinh hoạt, giải trí, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng, bị ô nhiễm ở mức đặc

biệt nghiêm trọng; ii) Môi trường đất phục vụ cho các mục đích bảo tồn, sản

xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng, bị ô nhiễm

ở mức đặc biệt nghiêm trọng; iii) Hệ sinh thái tự nhiên thuộc và không thuộc

khu bảo tồn thiên nhiên bị suy thoái. Đây là văn bản pháp lý dưới luật quan

trọng để xác định thiệt hại trong lĩnh vực môi trường làm cơ sở để yêu cầu chủ thể gây ô nhiễm phải bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường.

3. Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường và chủ thể có nghĩa vụ bồithường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường

Cũng tương tự như các quan hệ pháp luật dân sự khác, trong quan hệ bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường, bao gồm hai bên: chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường (bên bị thiệt hại) và chủ thể có nghĩa vụ bồi thường (bên có trách nhiệm bồi thường do có hành vi làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại).

3.1. Chủ thể có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môitrường trường

Việc xác định tổ chức, cá nhân làm ô nhiễm môi trường phải được thực hiện theo các nguyên tắc đã được pháp luật quy định. Khi xác định môi trường bị ô nhiễm ở một khu vực địa lý tự nhiên thì phải xác định được các nguồn phát sinh chất thải hoặc các hành vi xâm hại tại khu vực đó hoặc không tại khu vực đó nhưng tác động xấu đến khu vực đó, từ đó sẽ xác định được chủ thể gây thiệt hại tới môi trường cũng như xác định được chủ thể có nghĩa

vụ phải thực hiện trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Đồng thời phải có cơ sở khoa học để xác định về tồn tại mối liên hệ giữa các chất gây ô nhiễm có thể phát sinh từ nguồn thải hoặc hành vi xâm hại với tình trạng suy giảm chức năng và tính hữu ích của môi trường; đặc biệt việc xác định tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường phải đảm bảo kịp thời và công bằng.6

Các tổ chức từ khi thành lập đã có năng lực pháp luật, có năng lực chịu trách nhiệm BTTH. Các tổ chức sản xuất công nghiệp có thể là pháp nhân (như doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, hợp tác xã...) hoặc không phải là pháp nhân (hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân...) khi tham gia vào các quan hệ pháp luật môi trường - cụ thể là hoạt động trong lĩnh vực sản xuât công nghiệp, có sử dụng các thành phần môi trường mà có hành vi làm ONMT, dẫn tới gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm BTTH bằng tài sản của mình.

Đối với cá nhân thì những người đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ thì tự mình phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình, nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha mẹ phải bồi thường phần còn thiếu. Người dưới 15 tuổi gây thiệt hại mà còn cha mẹ thì cha mẹ phải BTTH toàn bộ. Nếu tài sản của cha mẹ không đủ để bồi thường mà con có tài sản riêng thì lấy tài sản riêng đó để bồi thường phần còn thiếu cho người bị hại.

Trên thực tế, chủ thể gây ô nhiễm môi trường có thể là một người, một tổ chức nhưng cũng có thể là nhiều người, nhiều tổ chức chủ thể nhưng cũng có thể là nhiều chủ thể. Trường hợp có một tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường thì chủ thể phải bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường là chủ thể có hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Trong trường hợp này thì cá 6 Điều 10 Nghị định 113/2010/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường.

nhân hoặc tổ chức đó sẽ phải chịu trách nhiệm về toàn bộ trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ô nhiễm môi trường. Do đó, ngoài việc chứng minh người gây thiệt hại có hành vi vi phạm, mối quan hệ giữa hành vi vi phạm và hậu quả, việc chứng minh lỗi của người gây thiệt hại là một trong những yêu cầu quan trọng để xác định đối tượng phải bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp có hai tổ chức, cá nhân trở lên làm ô nhiễm môi trường thì việc xác định trách nhiệm sẽ khó khăn hơn. Hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho môi trường và cộng đồng dân cư có thể là hành vi của một người nhưng cũng có thể là hành vi của nhiều người, của một tổ chức nhưng cũng có thể là của nhiều tổ chức. Điều 614 Bộ luật dân sự 2005 quy định: “Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại bằng phần nhau.”

Theo quy định trên thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi ‘nhiều người cùng gây thiệt hại” là trách nhiệm liên đới bồi thường của những người cùng gây thiệt hại với người bị thiệt hại. Cơ sở để xác định trách nhiệm liên đới bồi thường khi nhiều người cùng gây thiệt hại là có hành vi “cùng gây thiệt hại” của những người gây thiệt hại. Xuất phát từ đặc điểm này, tính liên đới trong việc bồi thường được xác định; tuy nhiên khi xác định trách nhiệm bồi thường vẫn cần căn cứ vào mức độ lỗi của mỗi người để có thể xác định mức bồi thường thiệt hại cho từng chủ thể. Tuy nhiên, không phải trong trường hợp nào lỗi cũng được xác định rõ ràng cụ thể để làm cơ sở xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Mặt khác, theo quy định của pháp luật hiện hành mà cụ thể là trong Nghị định 113/2010/NĐ-CP ngày 3 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường tại Khoản 2 Điều 13 có quy định: nếu tổ

chức, cá nhân làm môi trường bị suy thoái, ô nhiễm thì trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường, trách nhiệm chi trả chi phí xác định thiệt hại và thực hiện thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại của từng tổ chức, cá nhân được xác định tương ứng với tỉ lệ gây thiệt hại trong tổng thiệt hại đối với môi trường.

Như vậy có thể thấy rằng, mọi chủ thể khi có hành vi vi phạm pháp luật môi trường đều bị suy đoán là có lỗi và phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của mình. Hiểu cách khác, nếu người bị thiệt hại không có lỗi thì trách nhiệm bồi thường luôn đặt ra đối với người có hành vi vi phạm pháp luật môi trường, gây thiệt hại. Thậm chí trong một số trường hợp cụ thể, trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng không được loại trừ ngay cả khi người có hành vi vi phạm pháp luật môi trường không có lỗi (trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, do bất khả kháng hoặc tính thế cấp thiết). Trường hợp này được áp dụng khi xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây ra từ các nguồn nguy hiểm cao độ như từ chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, chất hạt nhân, nhà máy điện nguyên tử... làm ô nhiễm môi trường, gây thiệt hại cho người khác.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường (Trang 33 - 36)