Tổng quan về thực tiễn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường tại Việt

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường (Trang 47 - 48)

1 – Thực tiễn giải quyết và một số bất cập về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường

1.1 Tổng quan về thực tiễn áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường tại Việt

về môi trường tại Việt Nam

Thực tiễn pháp lý áp dụng trách nhiệm pháp lý bồi thường thiệt hại về môi trường tại Việt Nam đã xuất hiện từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX, với vụ việc điển hình là sự cố tràn dầu ở Cát Lái – Thủ Đức ngày 03/10/1994 do tàu chở dầu Neptune Aries quốc tịch Singapore đâm va vào cầu cảng của Sài Gòn Petro làm tràn 1680 tấn dầu DO, xăng, gas, dầu lửa, condensate, gây ô nhiễm nghiêm trọng hệ thống sông Đồng Nai – Sài Gòn – Nhà Bè. Qua đấu tranh, thương lượng đòi bồi thường thiệt hại về môi trường, Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận được 4,2 triệu USD từ phía chủ tàu và đã dành một phần tiền nêu trên (7 tỷ VN đồng) để tổ chức xử lý làm sạch môi trường và phục hồi sản xuất 2000 ha ruộng lùa và 50ha ao đầm nuôi thủy sản bị ô nhiễm dầu cho hai huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Tại thời điểm này, một số văn bản pháp luật về áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường cũng đã được ban hành.

Có thể nói, ở nước ta việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây ra mới dần trở nên phổ biến vào cuối thập niên 90. Cơ sở của việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường chủ yếu dựa vào đơn thư khiếu tố của người dân đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại (trung bình mỗi năm có từ 40 đến 50 đơn khiếu nại, khiếu kiện về môi trường, trong đó có 70% đơn thư yêu cầu khắc phục tình trạng môi trường bị ô nhiễm, 30% yêu cầu bồi thường thiệt hại). Đối với những vụ việc khi khiếu kiện người dân viết đơn tập thể nhưng nếu đòi bồi thường thiệt hại thì chính quyền các địa phương thường yêu cầu

phải tách thành những nội dung cụ thể đối với từng hộ gia đình, cá nhân để tiện cho việc xem xét, giải quyết. Thời gian trung bình giải quyết mỗi vụ việc từ 2 đến 3 tháng. Nội dung chủ yếu là giải quyết bồi thường thiệt hại đối với sức khỏe, tài sản của các tổ chức, cá nhân. Đối với những tổn hại gây ra cho môi trường chủ yếu áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả bằng cách yêu cầu chấm dứt hành vi gây ô nhiễm.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường (Trang 47 - 48)