Quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần khi bị người khác xâm phạm là một trong những quyền cơ bản của công dân đã được Hiến pháp 1992 quy định: “Mọi hành vi xâm phạm tới lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tập thể và của công dân phải được kịp thời xử lý nghiêm minh. Người bị thiệt hại có quyền được bồi thường về vật chất và phục hồi về danh dự”.
Cụ thể hóa các quyền cơ bản trên, trong Bộ luật Dân sự năm 2005 đã quy định về quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại, theo đó, “Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở
hữu, quyền chiếm hữu của mình bồi thường thiệt hại” (Điều 260); quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại cụ thể là “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại bao gồm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất, trách nhiệm bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần”; “Trách nhiệm bồi thường thiệt hại về vật chất là trách nhiệm bù đắp tổn thất vật chất thực tế, tính được bằng tiền do bên vi phạm gây ra, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút”
(Điều 307). Theo đó, trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm
môi trường đã tiếp tục được đề cập trong Bộ luật Dân sự 2005, Điều 628 có quy định: cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại, thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về bảo
vệ môi trường, trừ trường họp người bị thiệt hại có lỗi. Tại Điều 263 cũng có
quy định về nghĩa vụ của chủ sở hữu trong việc bảo vệ môi trường: “Khi sử dụng, bảo quản, từ bỏ tài sản của mình, chủ sở hữu phải tuân theo các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, nếu làm ô nhiễm môi trường thì chủ sở hữu có trách nhiệm chấm dứt hành vi gây ô nhiễm, thực hiện các biện pháp để khắc phục hậu quả và phải bồi thường thiệt hại”.
Bên cạnh đó, Nghị quyết 03/2006/HĐTP – TANDTC ngày 8/7/2006 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng cũng là văn bản quan trọng trong việc hướng dẫn các Tòa án địa phương giải quyết các vụ kiện đòi bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, hướng dẫn việc xác định thiệt hại, nghĩa vụ chứng minh, áp dụng thời hiệu… Mặc dù, Nghị quyết 03/2006/HĐTP – TANDTC chưa quy định cụ thể trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường nhưng cũng đã có
nhiều quy định có ý nghĩa rất lớn trong việc áp dụng pháp luật trên thực tế. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do làm ô nhiễm môi trường được pháp luật ghi nhận lần đầu tiên tại Luật bảo vệ môi trường năm 1993, nhưng phải
khi Luật Bảo vệ môi trường 2005 được ban hành, vấn đề này mới được đề cập một cách rõ ràng hơn. Luật bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày 29/11/2005, có hiệu lực từ 1/7/2006 là văn bản pháp luật chủ yếu trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Lần đầu tiên, Luật Bảo vệ môi trường 2005 đưa ra nguyên tắc: “Sử dụng các thành phần môi trường phải trả tiền và trách
nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi làm ô nhiễm môi trường gây nên…”.
Đồng thời, Luật này cũng xác lập những cơ sở pháp lý của trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Các Điều 7, 30, 52 Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác mà làm suy thoái, ô nhiễm môi trường, gây sự cố môi trường thì phải thực hiện các biện pháp khắc phục theo quy định của Ủy ban nhân dân địa phương và cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường; có trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật. Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 80/2006/NĐ-CP của Chính phủ Về hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường 2005 quy định:
“Các tổ chức sản xuất, kinh doanh có trách nhiệm nghiêm chỉnh thực hiện các quy định của pháp luật vè đóng góp tài chính về bảo vệ môi trường, bồi thường thiệt hại do có hành vi gây tổn hại môi trường theo quy định của pháp
luật”. Điều 128 Luật bảo vệ môi trường 2005 cũng quy định rõ tổ chức, cá
nhân có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án về hành vi vi phạm về bảo vệ môi trường, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Việc giải quyết tranh chấp môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự, khiếu nại về môi trường được thực hiện theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và khoản 3 Điều 129 Luật bảo vệ môi trường 2005.
Gần đây, chính phủ đã ban hành Nghị định 113/2010/NĐ-CP ngày 3/12/2010 về xác đinh thiệt hại đối với môi trường. Theo đó, Nghị định này
quy định cụ thể về việc xác định thiệt hại đối với môi trường bao gồm: thu nhập dữ liệu, chứng cứ để xác định thiệt hại đối với môi trường, tính toán thiệt hại đối với môi trường và xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại đối với môi trường do ô nhiễm, suy thoái gây ra trong các trường hợp sau: i) Môi trường nước phục vụ mục đích bảo tồn, sinh hoạt, giải trí, sản xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng, bị ô nhiễm ở mức đặc
biệt nghiêm trọng; ii) Môi trường đất phục vụ cho các mục đích bảo tồn, sản
xuất và mục đích khác bị ô nhiễm, bị ô nhiễm ở mức nghiêm trọng, bị ô nhiễm
ở mức đặc biệt nghiêm trọng; iii) Hệ sinh thái tự nhiên thuộc và không thuộc
khu bảo tồn thiên nhiên bị suy thoái. Đây là văn bản pháp lý dưới luật quan
trọng để xác định thiệt hại trong lĩnh vực môi trường làm cơ sở để yêu cầu