Chủ thể có quyền đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường (Trang 36 - 37)

3. Chủ thể có quyền yêu cầu bồi thường và chủ thể có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do là mô

3.2. Chủ thể có quyền đòi bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường

Theo nguyên tắc chung, chủ thể có quyền đòi bồi thường thiệt hại là người bị tổn hại về sức khỏe (hoặc người thân của người chết), hoặc là người có quyền sở hữu đối với khối tài sản bị thiệt hại. Việc xác định đối tượng có quyền đòi bồi thường thiệt hại về môi trường trong trường hợp đối tượng bị tác động là tính mạng, sức khỏe hoặc tài sản được xác định theo nguyên tắc chung nêu trên (tức là người bị tổn hại về sức khỏe hoặc người thân của người chết sẽ có quyền đòi bồi thường thiệt hại). Sẽ khó khăn hơn khi xác định đối tượng được bồi thường thiệt hại do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường.

Theo quy định của Hiến pháp 1992, hầu hết các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các thành phần môi trường như đất đai, sông hồ, rừng núi. nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên trong lòng đất, lòng biển... đều thuộc sở hữu toàn dân mà Nhà nước thống nhất quản lý (Điều 17 Hiến pháp 1992) hoặc Nhà nước là đại diện chủ sở hữu. Nhà nước tổ chức việc quản lý sử dụng dưới hai hình thức: Hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước trực tiếp quản lý và thực hiện giao quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân hoặc cho tổ chức cá nhân thuê quyền sử dụng. Do đó, việc xác định ai là chủ thể có quyền đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp nêu trên cần được xác định như sau: i) Nhà nước mà đại diện là cơ quan Nhà nước trực tiếp quản lý, là chủ thể có quyền đòi bồi thường thiệt hại trong trường hợp thành phần môi trường không được Nhà nước giao hoặc cho thuê quyền sử dụng; ii) trường hợp thành phần môi trường đã được Nhà nước giao hoặc cho thuê thì tổ chức, cá nhân được giao hoặc được cho thuê là chủ thể có quyền đòi bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp các chủ thể này không thực hiện quyền của mình thì Nhà nước là người có quyền đòi bồi thường thiệt hại về môi trường. Phương án này là hợp lý vì đối tượng bị tác động trực tiếp và lớn nhất do sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường là đối tượng trực tiếp quản lý sử dụng thành phần môi trường đó.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w