Về các quy định pháp luật nội dung

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường (Trang 56 - 58)

2 – Hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại do là mô nhiễm mô

2.2 Về các quy định pháp luật nội dung

• Cần xác định rõ các thành phần môi trường nào được đưa ra để đánh giá thiệt hại suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường. Dự thảo nghị định hướng dẫn xác định bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường đang đưa ra lấy ý kiến đã hợp ly khi chỉ ra các thành phần môi trường cần được đánh giá thiệt hai là môi trương đất, nước, hệ sinh thái tự nhiên, các loài hoang dã.

Cần chỉ ra các tiêu chí để phân biệt hai loại thiệt hai suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường và thiệt hại về sức khỏe, tính mạn, tài sản của người dân. Đặc biệt là tiêu chí phân biệt thiệt hại tới môi trường sinh thái và thiệt hại về tài sản của dân cư để xác định lợi ích công hay lợi ích bị xâm hại.

• Cần quy định cụ thể về các phương pháp tính thiệt hại, cách tính tổng thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường tại một khu vực địa lý và cách tính thiệt hại tới từng thành phần môi trường.

• Cần quy định rõ nguyên tắc bồi thường thiệt hại trong Luật bảo vệ môi trường 2005. Theo đó bên gây thiệt hại phải có trách nhiệm bồi thường toàn

bộ, kịp thời. Mặt khác đặc biệt chú trọng trường hợp có từ 02 đối tượng trở lên gây ô nhiễm, suy thoái môi trường thì nên quy định nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường tương ứng với tỉ lệ gây ra thiệt hại của từng đối tượng. Quy định 1 cách linh hoạt việc áp dụng song song trách nhiệm bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khắc phục thiệt hại đối với thiệt hại về tài sản, lợi ích kinh tế.

• Luật hóa trách nhiệm thu thập, thẩm định dữ liệu thu được của các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường. Và phải quy định rõ trường hợp khu vực ô nhiễm từ 2 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên thì trách nhiệm thu thập, thẩm định dữ liệu sẽ thuộc về cơ quan nào.

• Sửa đổi quy định về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại về môi trường. Pháp luật cần có các quy định rõ ràng hơn về thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại theo hướng kéo dài hơn so với quy định hiện hành, đồng thời cần phân biệt giữa thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khỏe với thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại về tài sản và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân. Lý do của khuyến nghị này là:

Thứ nhất, thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 2 năm chỉ

phù hợp với những thiệt hại phát sinh trực tiếp từ hành vi vi phạm pháp luật. Đối với những thiệt hại gián tiếp từ sự suy giảm chức năng, tính hữu ích của môi trường tự nhiên, thời gian để bộc lộ hết các thiệt hại trên thực tế thường kéo dài hơn. Ví dụ, cây trồng phải đến mùa vụ mới biết sản lượng bị suy giảm do không ra hoa, kết trái vì ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

Thứ hai, thời gian để bộc lộ thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ của con

người thực tế thường kéo dài. Thông thường, pháp luật các nước và thông lệ quốc tế xác định thời hiệu khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ do ô nhiễm môi trường gây nên là 10 năm6. Đây là khoảng thời gian được xem là phù hợp để thiệt hại thực tế về tính mạng, sức khoẻ của người dân do ô nhiễm môi trường gây nên được bộc lộ một cách rõ ràng, có căn cứ.

Một phần của tài liệu Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường (Trang 56 - 58)