1 – Thực tiễn giải quyết và một số bất cập về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường
1.3 Kết quả của việc giải quyết bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường qua một số vụ
trường qua một số vụ việc gần đây
Qua thực tiễn giải quyết bồi thường các vụ ô nhiễm, suy thoái môi trường trong thời gian qua, chúng ta nhận thấy hoạt động giải quyết bồi thường
không còn tự phát mà đã dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định. Đại đa số các vụ việc được giải quyết ở giải đoạn thương lượng, hòa giải và bước đầu đã tuân thủ triệt để một số nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp môi trường, đặc biệt là nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả giá, nguyên tắc tham vấn chuyên gia,
* Tỉnh Quảng Ninh: giải quyết vụ việc khai thác than gây bồi lấp các hồ
chứa nước, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Tình trạng khai thác than bừa bãi, kéo dài trong nhiều năm, đặc biệt nghiêm trọng là từ năm 1990 đến 1996 của hai mỏ than Tràng Bạch và Mạo Khê làm trôi đất đá xuống lòng hồ nước gây bồi lấp, làm dung tích chứa của các lòng hồ suy giảm từ 10-12% (ảnh hưởng đến 7/14 hồ). Mặt khác nước hồ bị axit hóa mạnh (độ PH đo được 3,5) không đảm bảo cho việc phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân 3 xã Hoàng Quế, Hồng Thái Tây, Hồng Thái Đông; các công trình đập, cống bị ăn mòn gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn của các công trình.
Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) đã phối hợp với các cơ quan chức năng thu thập số liệu, đánh giá mức thiệt hại và đồng thời báo cáo UBND tỉnh Quảng Ninh. Sau khi có báo cáo của Sở KHCN&MT tỉnh Quảng Ninh về vấn đề gây ô nhiễm môi trường tại khu vực hồ Nội Hoàng, Yên Dưỡng, Tân Yên, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chủ trì cuộc họp bàn biện pháp khắc phục ô nhiễm và giải quyết bồi thường về môi trường. Về biện pháp khắc phục: yêu cầu Tổng công ty than Việt Nam chỉ đạo các doanh nghiệp ngừng ngay việc khai thác than trong khu vực trữ nước và những điểm ngay sát mép nước, tiến hành san lấp trồng lại rừng, xây kè chống xói lở tại các điểm đã ngừng khai thác.
Về bồi thường thiệt hại về môi trường: UBND tỉnh Quảng Ninh và Tổng công ty than Việt Nam đã đạt được thỏa thuận về việc đóng góp kinh phí cho việc phục hồi 3 hồ chứa nước với tổng kinh phí là 4 tỷ 350 triệu đồng. Bồi thường được thực hiện như sau: Năm 1997, Tổng công ty than Việt Nam hỗ trợ 2 tỷ đồng để tu bổ hồ Nội Hoàng, năm 1998 thêm 1 tỷ đồng để cải tạo hồ Yên Dưỡng. Toàn bộ kinh phí cho việc sửa chữa cải tạo nâng cấp các hồ lấy
từ nguồn kinh phí trong giá thành sản xuất than.12
* Tỉnh Hòa Bình: Từ cuối tháng 2/2007 người dân các xóm Nước Vải,
Vé, Tân Lập (Lương Sơn, Hòa Bình) đã dựng rào chặn đường, cấm xe vận tải đất đá lưu thông, ngăn doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn hoạt động do hành vi xả khói bụi từ các nguồn phát sinh khi thải của các doanh nghiệp khai thác, sản xuất đá xây dựng và Nhà máy xi măng Lương Sơn (nay là công ty cổ phần xi măng Vinaconex Lương Sơn). Hậu quả là cây chè và các loại cây trồng khác đều không phát triển được, năng suất sụt giảm, thậm chí mất trắng trong khi thu nhập chính của người dân nơi đây là từ sản xuất nông nghiệp. Theo báo cáo ngày 25/12/2006 về việc xác minh mức độ thiệt hại do ô nhiễm môi trường của CTCPXM Vinaconex Lương Sơn và Công ty cổ phần sản xuất đá xây dựng (CTCPSXĐXD) Lương Sơn của tổ công tác, mức độ ô nhiễm, tỷ lệ ô nhiễm, phạm vi ô nhiễm đã được tổ công tác xác định đối với từng khu vực, từng hộ dân của từng xóm.
Qua đó đã xác định được tổng số thiệt hại, tổng giá trị thiệt hại và xác định đối với từng doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm chi trả đền bù trong 2 năm (2005 – 2006) cho 176 hộ dân ở 3 xóm là hơn 732 triệu đồng. Trong đó, phần trách nhiệm phải chi trả đền bù thiệt hại của CTCPXM Vinaconex Lương Sơn là hơn 631 triệu đồng, CTCPSXĐXD chịu trách nhiệm chi trả đền bù thiệt hại là hơn 101 triệu đồng. Nhiều người dân Lương Sơn cho rằng, việc đền bù chỉ là việc nhỏ trước mắt, mà việc cần phải làm ngay là Công ty cổ
phần xi măng Vinaconex Lương Sơn và các doanh nghiệp sản xuất đá đóng trên địa bàn phải có giải pháp thay đổi. Bởi cứ phải sống chung với khói, bụi như thế này, không chỉ gây thiệt hại về mặt kinh tế cho cả người dân và doanh nghiệp mà vấn đề sức khoẻ con người mới thực sự là điều đáng lo ngại.
Qua thực tiễn giải quyết các vụ việc nêu trên, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
Thứ nhất, cơ sở của việc giải quyết bồi thường thiệt hại về môi trường chủ
yếu dựa vào đơn thư khiếu tố của người dân đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh làm ô nhiễm môi trường gây thiệt hại
Thứ hai, nội dung chủ yếu là giải quyết bồi thường thiệt hại đối với sức
khỏe, tài sản của các tổ chức, cá nhân. Hầu như chưa có trường hợp nào giải quyết bồi thường thiệt hại đối với môi trường tự nhiên.
Thứ ba, việc định giá thiệt hại chủ yếu dựa trên mức độ gây hại. Nếu là cơ
sở sản xuất nhỏ, mức độ thiệt hại không lớn thì chủ yếu do Ủy ban nhân dân xã, cán bộ xã xác định và bên gây hại chấp nhận. Nhưng do cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp thường không có chuyên môn về môi trường, nên việc xác định thiệt hại nhiều khi là chưa thoả đáng. Đối với những vụ việc lớn thì thanh tra môi trường mời cơ quan chuyên môn (như Viện Tài nguyên và Môi trường, Viện nuôi trồng thuỷ sản…) để xác định thiệt hại, kinh phí để xác định thiệt hại lấy từ nguồn ngân sách nhà nước.
Thứ tư, vụ việc chủ yếu được giải quyết thông qua hoà giải tại Ủy ban
nhân dân và các cơ quan hành chính, hầu như chưa có vụ việc nào được giải quyết hoàn chỉnh theo thủ tục tố tụng tại Toà án nhân dân cấp có thẩm quyền.
Thứ năm, trong hầu hết các trường hợp, tổ chức, cá nhân gây thiệt hại mới
thiệt hại phải trả giá" và "thiệt hại được bồi thường toàn bộ" của pháp luật dân sự và mới chỉ dừng lại ở yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản và sức khoẻ của người dân mà chưa giải quyết việc bồi thường đối với thiệt hại môi trường tự nhiên.