Tính ưu việt và hạn chế của phương pháp dạy học theo mô hình mô phỏng

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn điện ô tô tại trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương 1 (Trang 44 - 47)

1.5.3.1. Tính ưu việt

- Việc đưa các mô hình và máy tính vào các trường Trung cấp, Cao đẳng và dạy nghề là rất cần thiết trong việc dạy và học, đặc biệt dùng mô hình để mô phỏng lại những dây chuyền công nghệ lớn mà nhà trường không thể đủ khả năng về kinh phí để nhập thiết bị máy móc về dạy học nhằm phát huy cao độ tính độc lập, khả năng làm việc trí tuệ của học sinh, tạo ra một nhịp độ phong cách và trạng thái tâm lý mới làm thay đổi phương pháp nhận thức.

- Về mặt truyền thụ kiến thức: thông qua nghiên cứu và vận hành cũng như đo kiểm tra được các thông số kỹ thuật trên mô hình và có thể có các hình ảnh động trên máy tính, học sinh có thể quan sát và điều khiển mô hình mô phỏng với số lần không hạn chế, có thể điều chỉnh tốc độ diễn biến của các quá trình nhanh chậm tùy ý sao cho việc nhận thức có hiệu quả hơn. - Mô hình không chỉ là phương tiện biểu diễn, minh họa bài giảng mà dưới sự hướng dẫn giúp đỡ của giáo viên, với sự trực quan và trực tiếp luyện tập các thao tác và kỹ năng trên mô hình, học sinh/sinh viên có thể dần dần tiếp thu được kiến thức mới, hơn nữa họ có thể tự mình tiến hành xây dựng mô hình đơn giản từ cái cụ thể tri giác trực tiếp và điều chỉnh tại chỗ mô hình mô phỏng theo ý muốn, qua đó học sinh/sinh viên phát huy tính độc lập và quá trình nhận thức của học sinh sâu sắc hơn.

- Việc học tập thực hành cũng như học lý thuyết bằng mô hình giúp học sinh dễ dàng cập nhật và thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng của khoa học kỹ thuật cũng như tiếp cận nhanh hơn với các thiết bị máy móc trong công nghiệp. Trong quá trình học tập, học sinh được làm việc theo nhóm làm việc hợp tác theo tinh thần của nền công nghiệp hiện đại.

1.5.3.2. Hạn chế

Khi áp dụng mô hình mô phỏng vào trong dạy học có những hạn chế sau: - Lớp học cần được trang bị đủ số lượng mô hình cho học sinh quan sát và

thao tác hoặc có máy chiếu đa phương tiện.

- Để giờ học bằng phương pháp mô phỏng có hiệu quả, yêu cầu giáo viên và học sinh cần có kiến thức tin học nhất định, và kiến thức về chuyên ngành.

- Dạy học bằng mô hình cũng không phải là phương pháp vạn năng trong đào tạo nghề nghiệp ở các trường chuyên nghiệp. Qua mô hình học sinh quan sát các hình ảnh được mô hình hóa mà còn quan sát các hiện tượng và quá trình thực tế. Về mặt tâm lý, các biểu tượng về một sự vật mà học sinh thu được từ quan sát vật thực và các hình ảnh của nó có sự khác nhau về chất [15]. Vì vậy, phương pháp mô phỏng cần kết hợp với các phương tiện và phương pháp khác. Đặc biệt phải coi trọng việc thực hành trên các máy móc thật hay có thể tổ chức cho học sinh/ sinh viên tham quan, thực tập tại nhà máy.

Kết luận chương 1

Đổi mới phương pháp dạy học từ dạy học thụ động sang dạy học tích cực

nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh đang là một chủ

trương lớn của ngành giáo dục nước ta. Mô phỏng là một phương pháp hiện đại

ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong dạy học, đặc biệt là những nội dung dạy

học phức tạp, khó hình dung trong thực tiễn dạy học nghề.

Trong chương 1, tác giả đã nêu lên một số khái niệm về phương pháp dạy

học và dạy học tích cực với những đặc trưng cơ bản của nó. Trong dạy học, nội

dung, phương pháp và phương tiện dạy học có liên quan chặt chẽ với nhau. Dạy học theo phương pháp mô phỏng là một phương pháp dạy học dựa trên mô hình mô phỏng là một loại phương tiện dạy học đặc thù để học sinh có thể tương tác và học tập. Tác giả cũng đã nêu lên vai trò và chức năng của phương tiện dạy học và những yêu cầu về nguyên tắc sư phạm trong việc chế tạo và sử dụng phương tiện dạy học.

Để vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học, cần nắm vững quá trình mô phỏng, tính chất và phân loại các mô hình để chọn mô hình cho thích hợp với mục tiêu và nội dung dạy học.

Tác giả cũng đã phân tích những ưu, nhược điểm của phương pháp dạy học

điểm và khắc phục được các nhược điểm để dạy học có chất lượng và hiệu quả. Qua những vấn đề cơ sở lý luận về dạy học theo mô hình mô phỏng, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

- Dạy học theo phương pháp mô phỏng là sự vận dụng phương pháp khoa học vào dạy học thông qua xử lý sư phạm nhằm tăng tính tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh, phát triển năng lực sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề cho học sinh.

- Phương pháp mô phỏng là phương pháp nhận thức đặc thù trong dạy học trực

quan. Dạy học theo phương pháp mô phỏng sẽ nâng cao được chất lượng lĩnh hội kiến thức, tạo cơ sở ban đầu cho việc phát triển năng lực sáng tạo cho học sinh. - Khi sử dụng phương pháp mô phỏng phải chú ý đến các nguyên tắc sư phạm trong việc sử dụng mô hình mô phỏng cũng như các nguyên tắc đảm bảo tính đơn giản, tính trực quan... trong dạy học.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn điện ô tô tại trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương 1 (Trang 44 - 47)