B. Máy phát điện một chiều
2.5.2 Khảo sát ý kiến học sinh về thực trạng dạy học và phương pháp dạy học hiện nay của giáo viên nhà trường
hiện nay của giáo viên nhà trường
- Mục đích: Tìm hiểu và lấy ý kiến đánh giá hoạt động dạy học của giáo viên trong nhà trường.
- Đối tượng khảo sát: 30 học sinh ngành cơ khí sửa chữa ô tô máy xây dựng, Hàn, Điện công nghiệp, Công nghệ ô tô đang học trong trường.
- Kết quả khảo sát như ở Bảng 2.7.
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát ý kiến học sinh về thực trạng dạy học và phương pháp dạy học hiện nay của giáo viên nhà trường
TT Phương pháp dạy học Thường xuyên Thỉnh thoảng chưa thực hiện Thứ bậc 1 Phương pháp thuyết trình 30/30 0/30 0/30 1 2 Phương pháp phát vấn, đàm thoại 30/30 0/30 0/30 2 3 Phương pháp nêu vấn đề 16/30 10/30 4/30 3
4 Phương pháp dạy học trực quan 12/30 10/30 8/30 4
5 Phương pháp dạy học thảo luận
theo nhóm 4/30 12/30 14/30 5
6 Phương pháp angorit hoá 1/30 8/30 21/30 6
7 Phương pháp chương trình hoá 0/30 10/30 20/30 7
8 Phương pháp dự án 0/30 10/30 20/30 8
9 Dạy học bằng Graph 0/30 10/30 20/30 9
10 Phương pháp mô phỏng 0/30 7/30 23/30 10
Nhận xét:
- Qua kết quả khảo sát ý kiến học sinh về thực trạng dạy học và phương pháp dạy học hiện nay hiện nay của giáo viên trong nhà trường tác giả thấy rằng: Các
thầy cô trong nhà trường đều sử dụng phương pháp dạy học truyền thống như
phương pháp thuyết trình, đàm thoại gợi mở, phát vấn, nêu vấn đề. Còn các phương pháp khác như dạy học bằng dự án, Graph, mô phỏng ít được sử dụng.
Nhận xét chung
Qua điều tra thực tế, tìm hiểu và trao đổi trực tiếp với các giáo viên và một số học sinh ở trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương 1 như ở trên tác giả có thể đánh thực trạng của việc dạy và học như sau:
Việc trang bị các phương tiện, thiết bị dạy học cho các môn kỹ thuật nói chung và môn điện ô tô nói riêng chưa đồng bộ và đầy đủ, các giáo viên còn chậm đổi mới phương pháp dạy học. Đối với môn điện ô tô thì phương tiện chủ yếu là các giáo trình, bản vẽ, phim trong. Các phương tiện trực quan như mô phỏng bằng mô
hình gần như không có. Mặc dù nhà trường đã đầu tư mua sắm máy tính, máy
chiếu... Nhưng việc khai thác, sử dụng các phương tiện thiết bị trên vào dạy môn điện ô tô vẫn chưa đạt được hiệu quả cao.
Từ đó cho thấy, việc dạy và học các môn kỹ thuật nói chung và môn điện ô tô nói riêng còn gặp nhiều khó khăn về phương tiện dạy học, do đó ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy và học môn học.
Qua khảo sát, tìm hiểu giáo viên ở trường cho thấy do phải giảng dạy nhiều môn, bận nhiều công việc nên các giáo viên ít thời gian tìm hiểu, nghiên cứu chuyên sâu về chuyên môn và cập nhật kiến thức mới cũng như chưa thực sự coi trọng việc bồi dưỡng, đổi mới phương pháp dạy học nên ảnh hưởng không tốt đến chất lượng dạy học. Mặt khác một số giáo viên còn ngại sử dụng phương tiện trực quan trong giờ giảng vì khi sử dụng phương tiện trực quan đòi hỏi giáo viên phải chuẩn bị bài kỹ hơn để có thể giải đáp các câu hỏi của học sinh. Đối với môn điện ô tô, các giáo viên trực tiếp giảng dạy cho rằng do phải dạy chay, thiếu các phương tiện như mô hình nên trong quá trình dạy học thường gặp nhiều khó khăn khi giải thích, minh
họa những nội dung trừu tượng, khó hiểu, điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến
chất lượng dạy học.
Qua trao đổi, tìm hiểu các học sinh đã và đang học môn điện ô tô cho rằng đây là môn học trừu tượng nên gặp rất nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các hệ thống vì trong quá trình học các em không có phương tiện trực quan, hoặc rất ít được tiếp xúc với các đối tượng thật trên thực tế. Mặt khác phương pháp giảng dạy của giáo viên chưa có sự cuốn hút nên phần lớn các em chưa có hứng thú khi học môn này.
Kết luận chương 2
mô Điện ô tô ở trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương 1, tác giả đã khảo sát lấy ý kiến GV và HS về thực trạng vận dụng các phương pháp dạy học trong dạy học môn Điện ô tô và những điều kiện để vận dụng các phương pháp dạy học tích cực ở trường.
Kết quả khảo sát cho thấy các GV đang chủ yếu sử dụng phương pháp dạy học diễn giảng truyền thống, mới chỉ một số ít GV sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực như đàm thoại, nêu vấn đề, trực quan. Các phương pháp dạy học tích cực khác, trong đó có phương pháp mô phỏng chưa hề được vận dụng.
Trong khi đó, môn học Điện ô tô là môn học có nhiều khái niệm và nguyên
lý hoạt động có tính trừu tượng, phức tạp, HS khó tiếp thu. Các phương tiện kỹ
thuật dạy học còn hạn chế, mô hình học cụ còn thiếu thốn do vậy chất lượng dạy học chưa cao.
Từ đó cơ sở thực tiễn nêu trên cho thấy việc vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn điện ô tô tại trường Cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương 1 là cấp thiết để góp phần nâng cao chất lượng dạy học.