Nhiệm vụ, yêu cầu đối với hệ thống

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn điện ô tô tại trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương 1 (Trang 72 - 75)

a/ Nhiệm vụ: Máy khởi động phải quay được trục khuỷu động cơ với tốc độ thấp nhất mà động cơ có thể nổ được.

b/ Yêu cầu:

• Khi khởi động sụt áp ít, các thiết bị hoạt động an toàn. • Nhiệt độ làm việc không được quá giới hạn cho phép. • Phải bảo đảm khởi động lại được nhiều lần.

• Tỷ số truyền từ bánh răng của máy khởi động và bánh răng của bánh đà nằm trong giới hạn (từ 9 đến 18).

• Chiều dài, điện trở của dây dẫn nối từ ắcquy đến máy khởi động phải nằm trong giới hạn quy định (< 1m).

Hình 3.16: Mô hình hệ thống khởi động cắt bổ lắp trên ô tô 2. Sơđồ cu to và nguyên lý hot động ca h thng khi động đin ô tô a/ Sơđồ cấu tạo Hình 3.17: Sơđồ cấu tạo hệ thống khởi động bằng điện 1. Máy khởi động 2. Khoá điện 3. Am pekế 4. Biển trở

5. Rơ le khởi động (rơ le trung gian) 6. Ắc quy

Hình 3.18: Nguyên lý hoạt động của hệ thống khởi động

* Ở trạng thái OFF: dòng điện từ cực dương ắc quy đi đến nằm chờ tại các cực B của rơ le con chuột, cực B của rơ le trung gian và cực B của khóa điện.

* Ở vị trí ON: Trong trường hợp này dòng điện đi như trên và đi vào cực Br để cấp ra các hệ thống khác như đánh lửa, chiếu sáng...

* Ở vị trí Start: Dòng điện không những đi đến các cực như trên mà còn đi qua cực C của khóa điện truyền qua rơ le trung gian về mát. Lúc này lõi từ của rơle bị từ hoá hút tấm rung đóng tiếp điểm KK’.

Rơ le máy khởi động làm việc khi đó dòng điện đi như sau:

(+) ắc quy B(Rơle máy khởi động) B(Rơle trung gian) khung từ

KK’(tiếp điểm) C(Rơle máy khởi động) Wh(cuộn dây hút) Máy khởi động

mát.

(+) ắc quy B(Rơle máy khởi động) B(Rơle trung gian) khung từ KK’

C(Rơle máy khởi động) Wg(cuộn dây giữ) mát.

Hai cuộn dây Wg(cuộn dây giữ) và Wh(cuộn dây hút) tạo ra lực từ rất lớn hút tiếp điểm của rơle khởi động đóng lại, càng gạt đẩy bánh răng máy khởi động lao ra ăn khớp với bánh răng bánh đà.

Dòng điện vào máy khởi động đi như sau:

về mát.

Khi dòng điện đi qua máy khởi động làm máy khởi động quay kéo bánh đà quay,

động cơ nổ.

* Khi buông nút khởi động: Không có dòng điện vào cuộn dây của rơ le trung gian, do đó rơ le ngừng hoạt động, tiếp điểm KK’ mở ra cắt điện vào cuộn dây hút và giữ.

Vì vậy rơ le máy khởi động ngừng hoạt động, tiếp điểm của rơ le máy khởi động

mở ra, cắt điện từ ắc quy vào máy khởi động, làm máy khởi động ngừng quay. đồng thời lò xo hồi vị đẩy bánh răng khởi động nhanh chóng trở về vị trí ban đầu.

Ghi chú: Trên mô hình có thiết kế 2 công tắc để đánh pan cuộn giữ và hút. Hai công tắc được mắc từ cực M của rơ le trung gian tới hai cuộn dây giữ và hút.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn điện ô tô tại trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương 1 (Trang 72 - 75)