Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn điện ô tô tại trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương 1 (Trang 84 - 87)

3. Trang bị phụ

3.4.3. Kết quả thực nghiệm

Sau khi giảng dạy, tác giả đã tiến hành kiểm tra, chấm điểm kết quả học tập của hai lớp với số học sinh của lớp đối chứng là 36, lớp thực nghiệm là 34. Đề kiểm tra được lấy từ giáo án.

3.4.3.1. Kết quả kiểm tra: Kết quả kiểm tra như ở bảng 3.1

Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điểm số và tỷ lệ % Lớp 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 + Lớp thực nghiệm: lớp K40-CK2 gồm 34 học viên. 8/34 23.5% 17/34 50% 6/34 17.6% 3/34 8.9% + Lớp đối chứng: lớp 40CK1 gồm 36 học viên 9/36 25% 14/36 38.9% 8/36 22.2% 5/36 13.9%

3.4.3.2. Đánh giá kết quả kiểm tra và thái độ học tập của học sinh

* Đánh giá kết quả kiểm tra: Kết quả trên cho thấy lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng

- Lớp thực nghiệm đều có khoảng 26% học sinh đạt điểm xuất sắc (điểm 9 và 10) trong khi đó lớp đối chứng không có học sinh nào đạt điểm 9 và 10.

- Các lớp đối chứng có khoảng 63% đạt điểm trung bình (5 và 6) trong khi đó lớp thực nghiệm không có học sinh nào. Tất cả học sinh lớp thực nghiệm đều đạt khá và xuất sắc

* Đánh giá về thái độ học tập của học sinh

Để đánh giá thái độ học tập của học sinh lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, tác giả lấy ý kiến đánh giá của 2 giáo viên dự giờ, theo dõi quá trình học tập của học sinh, ghi chép các diễn biến của lớp học và viết nhận xét sau khi bài học kết thúc. Qua kết quả dự giờ, các giáo viên có kết luận sau:

- Học sinh chăm chỉ ghi theo lời giảng của giáo viên, trực quan hình vẽ trên bảng, thu động tiếp thu kiến thức

- Một số học sinh không tập trung, giờ học căng thẳng, trầm lặng.

Ở lớp thực nghiệm:

- Giáo viên dạy mang tính chất định hướng, tổ chức điều khiển hoạt động

nhận thức của học sinh.

- Nội dung có sử dụng mô phỏng đã truyền tải đầy đủ nội dung kiến thức của bài.

- Thời gian giảng bài được tiết kiệm, tăng cường cho các hoạt động học tập của học sinh.

- Học sinh tích cực tham gia vào các tình huống học tập. Do đó nhanh chóng chiếm lĩnh sâu sắc nội dung kiến thức của bài giảng.

- Khả năng tư duy kỹ thuật, tính chủ động sáng tạo của học sinh được phát

huy.

3.4.3.3. Lấy ý kiến đánh giá của giáo viên và học sinh tham gia thực nghiệm

Ngoài kết quả kiểm tra, để khẳng định tính khả thi và hiệu quả của việc áp

dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học. Tác giả đã dùng phiếu hỏi để lấy ý

kiến của hai giáo viên dự giờ lớp thực nghiệm về tác dụng của phương pháp mô phỏng trong dạy học môn điện ô tô. Kết quả được tổng hợp ở các bảng 3.2

Bảng3.2: Ý kiến đánh giá của 2 giáo viên dự giờ

Điểm số đánh giá và tỷ lệ (%)

TT Nội dung câu hỏi

Có Không Ý kiến

khác

1. Sử dụng phương pháp mô phỏng là cần

thiết trong dạy học môn điện ô tô

2/2 100%

0/2 0%

2. Sử dụng phương pháp mô phỏng thuận

lợi cho giáo viên trong quá trình dạy học

2/2 100%

0/2 0%

3. Sử dụng phương pháp mô phỏng Nâng

cao được chất lượng và hiệu quả dạy học

2/2 100%

0/2 0%

4. Mô phỏng hệ thống khởi động đáp ứng được nội dung của bài học

2/2 100%

0/2 0% 5. Bài giảng sử dụng mô phỏng có tác dụng kích

thích hứng thú học tập của học sinh

2/2 100%

6. Áp dụng mô hình mô phỏng vào dạy

môn điện ô tô là khả thi .

1/2 50%

1/2 50%

Tác giả cũng đã dùng phiếu hỏi để lấy ý kiến các học sinh tham gia lớp thực nghiệm về tác dụng của phương pháp mô phỏng trong dạy học môn điện ô tô. Kết quả được tổng hợp ở các bảng 3.3

Bảng 3.3: Kết quả khảo sát ý kiến học sinh lớp thực nghiệm Cơ khí sửa chữa ô tô máy xây dựng khóa 40: lớp K40-CK2

Điểm số đánh giá và tỷ lệ (%)

TT Nội dung câu hỏi

Có Không Ý kiến khác

1.

Khi học xong bài hệ thống khởi động và trang bị phụ cho hệ thống khởi động em thấy có dễ hiểu không?

32/34

(94%)

2/34

(6%)

2.

Sử dụng mô phỏng trong dạy học là cần

thiết? 34/34

(100%)

3.

Em có được học mô hình mô phỏng ở

các môn học khác không

Thỉnh thoảng 34/34

(100%)

4.

Em thấy việc sử dụng bài giảng mô hình mô phỏng trong dạy học là cần thiết không?

34/34

(100%)

5.

Kỹ năng thực hành được cải tiến hơn không?

30/34

(88,2%)

4/34

Một số nhận xét:

Qua ý kiến của giáo viên và học sinh tham gia thực nghiệm, tác giả rút ra một số nhận xét sau đây:

- Mô hình đã xây dựng thể hiện được chức năng và nội dung đúng với mục tiêu đã đặt ra.

- Nội dung cần mô phỏng thông qua mô hình được liên hệ chặt chẽ với nội

dung bài giảng.

- Việc thao tác để khảo sát trên mô phỏng tương đối trực quan và thuận tiện.

- Các nội dung kiến thức trừu tượng cần mô phỏng đã trực quan sinh động và trở lên dễ hiểu hơn đối với người học.

- Qua các bài mô phỏng học sinh dễ dàng tư duy được các khối, khâu, các cơ cấu trừu tượng.

- Giáo viên tham gia giảng dạy đều hứng thú trong việc truyền đạt và làm chủ được nội dung bài giảng.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn điện ô tô tại trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương 1 (Trang 84 - 87)