Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn điện ô tô tại trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương 1 (Trang 88 - 92)

3. Trang bị phụ

3.5.3. Kết quả khảo sát

Kết quả khảo sát lấy ý kiến chuyên gia về tính phù hợp và tác dụng của mô phỏng hệ thống khởi động trong dạy học môn điện ô tô như ở bảng 3.5

Bảng 3.5: Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính phù hợp và tác động của mô phỏng trong việc dạy học môn điện ô tô

Điểm số đánh giá và tỷ lệ (%)

TT Nội dung câu hỏi

Đồng ý Không

đồng ý

Không có ý kiến

1. Mô phỏng hệ thống khởi động

điện ô tô đảm bảo được tính khoa học, phù hợp với nội dung môn

9/10

(90%)

1/10

học điện ô tô.

2. Mô phỏng hệ thống khởi động dễ

sử dụng trong quá trình dạy học.

8/10 (80%) 1/10 (10%) 1/10 (10%) 3. Sử dụng mô phỏng kích thích tinh

thần học tập học sinh, sinh viên

8/10

(80%)

2/10

(20%)

4. Mô phỏng có tính trực quan cao. 9/10

(90%)

1/10

(10%)

5. Sử dụng mô phỏng trong dạy học

là phát triển tư duy kỹ thuật và hình thành tay nghề của học sinh, sinh viên

10/10

(100%)

6. Áp dụng mô phỏng này trong dạy

học môn điện ô tô đảm bảo tính kinh tế trong đào tạo.

9/10

(90%)

1/10

(10%)

Kết quả khảo sát về tính cần thiết của mô phỏng như ở Bảng 3.6.

Bảng 3.6: Tổng hợp kết quả khảo sát ý kiến chuyên giavề tính cần thiết của mô phỏng

Đánh giá và tỷ lệ (%) Nội dung câu hỏi Rất cần thiết Tương đối cần

thiết

Không cần thiết

Tính cần thiết của việc áp dụng mô phỏng trong dạy học môn điện ô tô 7/10 (70%) 2/10 (20%) 1/10 (10%)

Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính khả thi của việc áp dụng mô phỏng trong việc dạy học môn điện ô tô như ở Bảng 3.7.

Bảng 3.7: Kết quả khảo sát ý kiến chuyên gia về tính khả thi của việc áp dụng mô phỏng trong việc dạy học môn điện ô tô

Đánh giá và tỷ lệ (%)

Nội dung câu hỏi Rất khả thi Khả thi Không khả thi

Tính khả thi của việc áp dụng mô phỏng trong việc dạy học môn điện ô tô

8/10

(80%)

02/10

(20%)

Qua kết quả khảo sát có thể nêu lên một số kết luận sau đây:

- Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn điện ô tô đã mang lại hiệu quả nhiều mặt cho việc cải tiến đổi mới phương pháp dạy học, góp phần kích thích sự hứng thú học tập, nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

- Mô phỏng hệ thống khởi động đã xây dựng thành công đảm bảo các yêu

cầu về tính trực quan, khoa học, thẩm mỹ, sư phạm, thân thiện và định hướng gợi mở cho hoạt động dạy học.

- Tiết kiệm thời gian, tăng khối lượng thông tin truyền đạt trong một giờ học. - Học sinh nhanh chóng chiếm lĩnh được kiến thức, tạo các điều kiện thuận lợi cho hoạt động học tự lực tư duy sáng tạo, đặc biệt là những bài học mang tính trừu tượng.

- Giáo viên làm chủ được giáo án, cập nhật, bổ sung bài giảng dễ dàng.

- Hướng nghiên cứu đã khắc phục được một số hạn chế trong việc thể hiện và truyền tải thông tin cho người học.

- Cần phát triển và hoàn thiện hơn nữa hướng nghiên cứu của luận văn nhằm tạo ra các mô hình cho toàn môn điện ô tô và một số môn học khác.

Kết luận chương 3

Để vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn Điện ô tô, tác giả đã xây dựng sơ đồ khối của hệ thống khởi động điện ô tô, mô phỏng cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống khởi động điện ô tô, mô phỏng mô hình thực thể tương tự của hệ thống khởi động điện ô tô, soạn bài giảng với các mô phỏng nêu trên và thực nghiệm sư phạm bài giảng, lấy ý kiến chuyên gia, GV và HS về tính khả thi và hiệu quả của việc vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn Điện ô tô.

giáo viên và học sinh có thể thấy rằng:

1. Vận dụng phương pháp mô phỏng vào giảng dạy môn điện ô tô tạo điều kiện thuận lợi để đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.

2. Sự kết hợp giữa các phương pháp dạy học đã tạo ra một môi trường học tập sinh động, gây được hứng thú lôi cuốn người học, làm cho người học chủ động, sáng tạo để chiếm lĩnh kiến thức phát triển khả năng tư duy kỹ thuật.

3. Sử dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học làm giảm đáng kể tính

trừu tượng của môn học nhờ được trực quan hóa, do đó cho người học dễ dàng tiếp thu hơn và nhanh chóng chuyển hóa nội dung học tập thành kiến thức của bản thân.

4. Vận dụng phương pháp mô phỏng trong dạy học khắc phục mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức lớn và thời gian đào tạo hạn hẹp để tăng thời lượng dạy học thực hành kỹ năng nghề để rèn luyện kỹ năng thực hành nghề cho học sinh.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn điện ô tô tại trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương 1 (Trang 88 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)