Khái niệm về mô phỏng

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn điện ô tô tại trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương 1 (Trang 31 - 32)

Mô phỏng từ lâu đã được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Kỹ thuật, kinh tế, xã hội… Trong khoa học và công nghệ, mô phỏng là con đường nghiên cứu thứ ba, song song với nghiên cứu lý thuyết thuần tuý và nghiên cứu thực nghiệm trên đối tượng thực. Nó được sử dụng khi không thể, không cần hay không nên thực nghiệm trên đối tượng thực.

Có nhiều quan điểm xung quanh khái niệm mô phỏng:

- Theo từ điển tiếng Việt, mô phỏng là phỏng theo.

- Nancy Robert và đồng nghiệp giải thích: mô phỏng có nghĩa là bắt chước. Đặc tính của mô phỏng là bắt trước một cái gì đó. Ví dụ: người lái xe ôtô tập luyện lái xe “ trên đường” với mô phỏng buồng lái và hệ thống điều khiển. Mô phỏng

gồm một số mô hình, các mô hình này thường đơn giản hơn đối tượng thật.

- Theo Robert. E. Stephenson, mô phỏng là nghiên cứu trạng thái mô hình để qua đó hiểu được hệ thống thực. Ông cho rằng: các nhà kỹ thuật thường giải quyết vấn đề bằng trực giác và nhiều vấn đề đã được giải quyết bằng cách này, tuy nhiên trong thực tế họ phải gặp nhiều vấn đề khó khăn phức tạp ( thời gian, kinh tế và sự nguy hiểm) mà chỉ có thể sử dụng phương pháp mô phỏng mới có thể giải quyết được. Việc mô phỏng bắt đầu bằng việc tạo ra một mô hình bằng trí tưởng tượng (có suy nghĩ) của con người về những yếu tố có liên quan đến hệ thống thực. Đôi khi người ta nhận thấy rằng, giữa mô hình nhận được và thực tế có mâu thuẫn, song việc khảo sát được bổ sung và tiếp tục cho đến khi thoả mãn yêu cầu mà giả thuyết đề ra. Ví dụ: mô hình vũ trụ của Copecnic, Niuton, Anhxtanh. Có hai dạng mô hình: Mô hình tỷ lệ (Kích thước lớn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng vật thật) và mô hình toán học đã được ông đề cập. Tuy nhiên, ông mới chú ý đến mô phỏng các hệ thống vật lý đơn giản.

- Christophe Mercier cho rằng, mô phỏng là tiến hành thí nghiệm trên mô hình. Đó là quá trình nghiên cứu được tiến hành trên vật nhân tạo mô phỏng hiện

tượng mà người nghiên cứu cần để quan sát và làm thực nghiệm, từ đó rút ra kết

luận tương tự như vật thực.

- Robert L.Woods và Kent L. Lawrence nhấn mạnh việc mô phỏng bằng các mô hình động ( trạng thái của hệ thống thay đổi theo thời gian). Một số các nhà khoa học khác thông qua mô hình để nghiên cứu trạng thái bên trong của đối tượng nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn điện ô tô tại trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương 1 (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)