Chức năng và nhiệm vụ của phương tiện dạy học trong giờ học

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn điện ô tô tại trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương 1 (Trang 26 - 28)

1.3.3.1. Chức năng của phương tiện dạy học trong các giai đoạn của tiết học

Trong lý luận dạy học có nhiều quan điểm khác nhau khi phân chia các giai đoạn trong một giờ học. Vì vậy chúng ta sử dụng một mô hình giờ học đơn giản mô tả quá trình dạy - học trong một tiết như sau:

* Giai đoạn định hướng, tạo hứng thú học tập

Trong mỗi giờ học phải quan tâm tới đặc điểm của học viên (tâm sinh lý, điều kiện xã hội, trình độ) cũng như hứng thú học tập và sự chú ý của học sinh về chủ đề của bài học, chỉ như thế một giờ học mới có thể thành công được. Để làm tốt điều đó cần có những biện pháp kích thích hứng thú và tập trung học tập của học sinh như.

- Nhắc lại kiến thức vừa học tiết trước. - Đưa ra một số nhiệm vụ cần giải quyết

- Đặt mộ tình huống có vấn đề (tình huống chứa đựng mâu thuẫn)

Sử dụng trong giai đoạn này có thể là phương tiện như các đoạn văn bản mô tả nhiệm vụ, tranh ảnh, phim, mô hình....

* Giai đoạn làm việc với nội dung mới

Trong giai đoạn này học viên được tiếp cận với nội dung học tập mới. Giáo viên sử dụng phương tiện dạy học để giới thiệu, truyền đạt nội dung học. Mỗi giờ học đều có một nội dung học được quy định bởi chương trình môn học, những nội dung đó cần được học sinh tiếp thu nhờ chỉ dẫn và làm mẫu của giáo viên, qua việc thuyết giảng hay qua phương tiện dạy học. Chức năng này là chức năng quan trọng

nhất của phương tiện. Giáo viên có thể sử dụng phim, tranh ảnh hay băng từ để

truyền tải phần lớn nội dung dưới dạng thông tin khác nhau như chuyển động, tiếng động, hình ảnh,....Trong dạy học đa phương tiện có thể kết hợp hình ảnh và âm thanh để tạo ra những hiệu quả học tập nhất định.

Trong giai đoạn này giáo viên cũng có thể nêu vấn đề và hướng dẫn học sinh

tương tác với phương tiện để phát hiện và lĩnh hội kiến thức hoặc hình thành kỹ

năng.

* Giai đoạn củng cố kiến thức

Trong giai đoạn này học sinh có thể thông qua việc tiếp xúc với phương tiện để đào sâu kiến thức của mình. Đặc biệt sử dụng mô phỏng trên máy tính có thể giúp học sinh tìm hiểu, vận dụng kiến thức vừa học để giải thích các hiện tượng xẩy ra trên mô hình.

* Giai đoạn kiểm tra đánh giá

Để kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong mỗi giờ học, giáo viên có thể sử dụng cách kiểm tra miệng, kiểm tra viết hay kiểm tra bằng thực hành. Điều này được thực hiện bằng cách đặt ra các câu hỏi và bài tập, do đó cũng cần dùng đến phương tiện dạy học: các bản câu hỏi, bài tập từ lâu đã thông dụng trong dạy học; có thể sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm được lập trình sẵn trên máy tính v.v...

1.3.3.2. Nhiệm vụ của phương tiện dạy học trong giờ học * Truyền đạt nội dung học tập

Cách truyền đạt nội dung học tập sơ khai nhất và thực nhất là sử dụng các

đối tượng thực, ví dụ như vật thật, cây, con, ... Tuy nhiên vì nhiều lý do mà không thể đưa các đối tượng thực vào giờ học, khi đó người ta phải sử dụng các phương tiện nghe nhìn như như tranh ảnh, băng từ, phim ảnh…

Phương tiện dạy học trong trường hợp này cần thiết càng gần, giống vật thật càng tốt, nó có thể là hình ảnh thu nhỏ của vật thật hay mô tả chi tiết bằng ngôn ngữ.

Ngoài ra, cũng có những nội dung học tập mà không hề tồn tại vật thật, ví dụ như các định luật vật lý hoặc các công thức toán học. Trong trường hợp đó người ta phải sử dụng đến phương tiện đặc biệt là ký hiệu, chữ viết và ngôn ngữ.

* Điều khiển giờ học

Một sự giới thiệu nội dung học thuần tuý, ví dụ như những nội dung trình bày trong một cuốn từ điển, không thể coi là một giờ học. Vì thế ngoài việc giới thiệu nội dung thì phương tiện dạy học còn có nhiệm vụ điều khiển. Người thầy

giáo cần chiếm được sự chú ý của học sinh và hướng sự chú ý đó tới trọng tâm của bài giảng, để cho việc học tập đạt được mục đích đề ra.

Một phần của tài liệu Vận dụng phương pháp mô phỏng vào dạy học môn điện ô tô tại trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương 1 (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)