2. Xây dựng mô phỏng trên máy vi tính
3. Xác định địa điểm, chuẩn bị các dụng cụ, vật tư. 4. Kiểm tra chi tiết và hoạt động của các thiết bị. 5. Triển khai lắp ráp.
6. Kết nối các chi tiết với nhau 7. Tiến hành chạy thử nghiệm 8. Phân tích, đánh giá.
cho việc chế tạo. Tài liệu đó là các giáo trình điện ôtô máy xây dựng, các bản vẽ về
cấu tạo nguyên lý làm việc hệ thống khởi động và các trang bị phụ cho hệ thống
khởi động cũng như sơ đồ khối hệ thống khởi động và mô phỏng bằng Powerpoint như đã trình bày ở trên.
Bước 2: Xây dựng mô phỏng trên máy vi tính
Để đảm bảo tính thẩm mỹ và kinh tế thì phải sử dụng các phần mềm hỗ trợ như Word, Autocad…. Khi thiết kế trên máy vi tính ta có thể tính toán được kích thước (chiều rộng, chiều dài, chiều cao) và vị trí của các thiết bị. Hơn nữa việc thiết kế trên máy vi tính còn giúp ta dễ dàng thay đổi các thông số sao cho phù hợp và kinh tế nhất, từ đó có thể đưa ra danh sách các dụng cụ, thiết bị phù hợp cho việc xây dựng mô hình mô phỏng.
Bước 3: Xác định địa điểm và chuẩn bị dụng cụ, thiết bị, vật tư.
Sau khi đi tiến hành kiểm tra, khảo sát trên thị trường tác giả chọn được các thiết bị, vật tư phục vụ cho mô hình như rơle trung gian, máy khởi động, khóa điện ắcquy, dây dẫn... chọn địa điểm làm mô hình là xưởng sửa chữa khoa cơ khí trường cao đẳng nghề giao thông vận tải trung ương 1. Như hình 3.10
Hình 3.11: Chuẩn bị các thiết bị và dụng cụ vật tư.
Bước 4: Kiểm tra các chi tiết và hoạt động thiết bị.
Trước khi lắp ráp thiết bị, dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra thông số kỹ thuật
được hoặc không đúng thông số, chủng loại, tiêu chuẩn. Cách kiểm tra Khóa điện, đồng hồ am pe kế, rơle trung gian, máy khởi động...Được trình bày ở hình 3.11.
Hình 3.12: Kiểm tra thiết bị.
Bước 5: Triển khai lắp ráp
Việc triển khai lắp ráp được tiến hành tại địa điểm đã dự kiến. Đây là bước khó, phải giải quyết nhiều vấn đề kỹ thuật và công việc nảy sinh. Sử dụng các tài liệu có liên quan và các dụng cụ đã chuẩn bị trước để lắp ráp theo đúng thiết kế, đảm bảo kỹ thuật, thẩm mỹ. Và được trình bày ở hình 3.12
Hình 3.13: Ghá lắp các chi tiết lên mô hình.
Bước 6: Kết nối các chi tiết với nhau
Đây là bước quyết định sự hoạt động của các bộ phận, điều này đòi hỏi phải sử dụng bản vẽ, các tài liệu và sự tư duy cao độ để việc kết nối được chính xác. Kết
nối từ các bộ phận từ đơn giản đến phức tạp đảm bảo tính thẩm mỹ, kinh tế. Việc kết nối được trình bày ở hình 3.13
Hình 3.14: Sau khi kết nối dây dẫn.
Bước 7: Tiến hành chạy thử nghiệm
Sau khi kết nối các chi tiết, tiến hành chạy thử nghiệm, nếu hoạt động đúng yêu cầu kỹ thuật và không có vấn đề gì xảy ra thì ta chuyển sang đánh giá kết quả, nếu chưa đạt các yêu cầu kỹ thuật thì phải quay lại bước 4, khi nào đạt yêu cầu thì thôi.
Bước 8: Phân tích, đánh giá
Sau khi chạy thử nghiệm tiến hành đánh giá lại toàn bộ công việc
Bước 9: Tiếp thu ý kiến phản hồi
Các kết quả thu được sau khi thử nghiệm và đánh giá đã được phản hồi trở lại để điều chỉnh thiết kế và điều chỉnh quy trình chế tạo, lắp ráp, bỏ bớt các phần thừa, bổ xung các phần còn thiếu. Từ đó tăng hiệu quả sử dụng trong dạy học.
3.3. Xây dựng bài giảng và giáo án.
Căn cứ vào chương trình môn học, tác giả chọn ra bài đầu tiên trong chương 3 của môn điện ô tô để xây dựng bài giảng và giáo án thực nghiệm đó là bài Hệ thống khởi động và trang bị phụ cho hệ thống khởi động.
3.3.1. Bài giảng
Hệ thống khởi động và trang bị phụ cho hệ thống khởi động I. Mục tiêu
Sau khi học xong bài này người học có khả năng:
- Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ hệ thống khởi động trên ô tô.
- Giải thích được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống khởi động. - Trình bày được cấu tạo, nguyên lý làm việc của khóa điện, rơle trung gian.
II. Nội dung